Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốcTóm tắt mục I. Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc 1. Hoàn cảnh - Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh. Đó là: + Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. + Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. => Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin), Liên Xô (Xtalin). U. Sớcsin, Ph. Ru dơ ven, I. Xtalin (từ trái qua phải) tại Hội nghị Ianta
Video Tư liệu về Hội nghị Yalta
2. Nội dung hội nghị Hội nghị đã đi đến những quyết định quan trọng: - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới. - Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á. + Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức, Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béclin. + Ở châu Á:
Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38 Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (ở Đức, từ ngày 17/7 đến 2/8/1945) việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc. => Ý nghĩa: những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”. Sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới theo khuôn khổ của trật tự hai cực Ianta
3. Mở rộng: So sánh trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai - Oasinhtơn: * Giống nhau: - Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại. - Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ. - Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội quốc liên và Liên hiệp quốc). * Khác nhau: ND chính
Sơ đồ tư duy Hội nghị Ianta
|