Hoạt động khám phá 4 trang 35 SGK GDQP 12Âm mưu, thủ đoạn bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa Đề bài Trả lời Câu hỏi Khám phá 4 trang 35 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12 Âm mưu, thủ đoạn bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là gì? Phương pháp giải - Xem chi tiết Dựa vào nội dung phần 2. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện bạo loạn lật đổ, trang 34 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12 để trả lời câu hỏi này Lời giải chi tiết * Âm mưu - Gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc trung ương, tạo điều kiện và thúc đẩy chiến lược “diễn biến hoà bình”. * Thủ đoạn - Chuẩn bị gây bạo loạn lật đổ + Các thế lực thù địch xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo và khuyến khích những phần tử cực đoan, bất mãn trong nước cùng câu kết với nhau để sẵn sàng tổ chức các hoạt động gây rối. + Xây dựng và liên kết các tôn giáo trái pháp luật; tập hợp và phối hợp chặt chẽ các phần tử phản động, cơ hội chính trị, bất mãn trong nước để tạo dựng ngọn cờ, hình thành lực lượng đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Bí mật chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang phản động; sử dụng mạng xã hội và dùng tiền, vật chất để kích động, mua chuộc, lôi kéo quần chúng nhằm gây áp lực với chính quyền. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng và phương tiện chống phá; lựa chọn điểm nóng và chờ thời cơ để thực hiện bạo loạn lật đổ. - Tiến hành bạo loạn lật đổ + Khi điều kiện thuận lợi, các đối tượng cốt cán, cầm đầu thực hiện kích động, dụ dỗ, lôi kéo và cưỡng ép nhân dân tụ tập, biểu tình chống chính quyền. Đưa các đối tượng phản động, quá khích, tội phạm hình sự trà trộn để đập phá trụ sở, uy hiếp, khống chế cơ quan quyền lực địa phương. Trong quá trình gây bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách mở rộng quy mô (từ nhỏ đến vừa và lớn), phạm vi, địa bàn (từ một vài nơi, một vài vùng lan ra nhiều nơi, nhiều vùng); đồng thời kêu gọi sự can thiệp, giúp đỡ từ bên ngoài để tăng sức mạnh.
|