Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Các nước đế quốc bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.

1, Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

a)  Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó.

Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Các nước đế quốc bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa.

Ngày 1-8-1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Cuộc chiến tranh này gây ra những hậu quả đau thương cho nhân dân các nước (khoảng 10 triệu người chết và 20 triệu người tàn phế do chiến tranh), đồng thời cũng đã làm cho chủ nghĩa tư bản suy yếu và mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc càng tăng thêm. Tình hình đó đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh ở các nước nói chung, các dân tộc thuộc địa nói riêng phát triển mạnh mẽ.

b)  Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cành đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát triển và trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

Chủ nghĩa Mác - Lênin chi rõ muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng cộng sản. Sự ra đời của đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (năm 1848) xác định: những người cộng sản luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào; là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở các nước; họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô sản. Những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật mà chính đảng của giai cấp công nhân cần thực hiện là: tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện mục đích giành lấy chính quyền và xây dựng xã hội mới. Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi chiến lực, sách lược của Đảng đều luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân. Nhưng, Đảng phải đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Bởi vì giai cấp công nhân chỉ có thể giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội.

Kể từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

c)  Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà nước Xô Viết dựa trên nền tảng liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga ra đời. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Muời mở ra một thời đại mới, "thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc". Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước và là một trong những động lực ra đời của nhiều đảng cộng sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản Hunggari (Năm 1918), Đảng Cộng sản Mỹ (năm 1919), Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Mông cổ (năm 1921), Đảng Cộng sản Nhật Bản (năm 1992)...

Đối với các dân tộc thuộc địa Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm Gương sáng trong việc giải phóng dân tộc bị áp bức, về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc nhận định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay. "Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin".

Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quổc tế Cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phong các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản.

Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định vai trò của tổ chức này đối với cách mạng nước ta là: "An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế".

HocTot.Nam.Name.Vn

close