Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 34 SGK Địa lí 12
Đề bài
Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng đồi núi gồm:
- Khoáng sản: tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh (đồng, chì, thiếc, sắt, vàng,...) và ngoại sinh (than đá, vật liệu xây dựng, bôxít,..).Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
VD. Vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung nhiều loại khoáng sản nhất cả nước.
- Rừng và đất trồng:
+ Khu vực đồi núi giàu có về nguồn tài nguyên rừng, là cơ sở để phát triển lâm – nông nghiệp, rừng đa dạng về thành phần động - thực vật với nhiều loài thú quý hiếm.
+ Địa hình đồi núi thấp và các cao nguyên rộng lớn có đất feralit màu mỡ là điều kiện để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc…
VD. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Thủy năng: các con sông lớn ở miền núi mang lại nguồn thủy năng dồi dào.
VD. Hệ thống sông Hồng, sông Đà (Tây Bắc), sông Đồng Nai (Tây Nguyên)…
- Tiềm năng du lịch: phát triển du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng (suối, thác, hồ nước, hang động, vườn quốc gia…).
HocTot.Nam.Name.Vn
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay
-
Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 35 SGK Địa lí 12
-
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất ?
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất?
-
Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?