Tập làm văn - Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 59, 60

Giải câu 1, 2 bài Tập làm văn - Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 59, 60 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1: Đọc lại bài Cái gì quý nhất 7 (Tiếng Việt 5, tập một, trang 85 - 86), điền tiếp các nội dung (ghi vắn tắt) để hoàn chỉnh các câu trả lời dưới đây

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc lại bài Cái gì quý nhất 7 (Tiếng Việt 5, tập một, trang 85 - 86), điền tiếp nội dung (ghi vắn tắt) để hoàn chỉnh các câu trả lời dưới đây :

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề : .......

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến : 

Ý kiến của mỗi bạn : 

+ Hùng : ...........

+ Quý : ...........

+ Nam : ...........

Lí lẽ đưa ra để bảo vệ :

+ Hùng : ...........

+ Quý : ...........

+ Nam : ...........

c) Ý kiến của thầy giáo :

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận điều gì ?

- Thầy lập luận như thế nào ?

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào ?

Phương pháp giải:

a. Em đọc đoạn văn thứ nhất trong bài.

b. Em đọc lời Hùng, Quý và Nam nói.

c. Em đọc đoạn văn cuối cùng lời thầy giáo nói với mọi người.

Lời giải chi tiết:

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề : cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến : 

Ý kiến của mỗi bạn : 

+ Hùng : Quý nhất là lúa gạo

+ Quý : Vàng bạc quý nhất.

+ Nam : Thời gian là quý nhất.

Lí lẽ đưa ra để bảo vệ :

+ Hùng : Không ăn thì không sống được.

+ Quý : Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

+ Nam : Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo :

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận: Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

-    Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận:

+ Thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam

+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): “Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ ?” Rồi ồn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

Câu 2

Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận :

a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện gì ? Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những câu trả lời em cho là đúng.

□ Phải có hiểu biết về vấn để được thuyết trình, tranh luận.

□ Phải nói theo ý kiến của số đông.

□ Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.

□ Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

b) Hãy sắp xếp những điều kiện đã lựa chọn theo trình tự hợp lí (bắt đầu từ điều kiện quan trọng nhất) bằng cách đánh số thứ tự vào ô vuông trước những điều kiện em đã chọn :

□ Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

□ Phải nói theo ý kiến của số đông.

□ Phải biết cách nêu lí lẽ và dân chứng.

□ Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

c) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào ? Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những câu trả lời em cho là đúng.

□ Ôn tồn, hoà nhã.

□ Tránh nóng này, vội vàng.

□ Tôn trọng, lắng nghe người đối thoại.

□ Kiên định, không bao giờ thay đổi ý kiến.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài học.

Lời giải chi tiết:

a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện gì ? Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những câu trả lời em cho là đúng.

✓ Phải có hiểu biết về vấn để được thuyết trình, tranh luận.

□ Phải nói theo ý kiến của số đông.

✓ Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.

✓ Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

b) Hãy sắp xếp những điều kiện đã lựa chọn theo trình tự hợp lí (bắt đầ từ điều kiện quan trọng nhất) bằng cách đánh số thứ tự vào ô vuông trước những điều kiện em đã chọn :

1. Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

□ Phải nói theo ý kiến của số đông.

3. Phải biết cách nêu lí lẽ và dân chứng.

2. Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

c) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảo phép lịch sự, người nói cẩn có thái độ như thế nào ? Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những câu trả lời em cho là đúng.

✓ Ôn tồn, hoà nhã.

✓ Tránh nóng này, vội vàng.

✓ Tôn trọng, lắng nghe người đối thoại.

□ Kiên định, không bao giờ thay đổi ý kiến.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Luyện từ và câu - Đại từ trang 60, 61, 62

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Luyện từ và câu - Đại từ trang 60, 61, 62 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

  • Tập làm văn - Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 62, 63, 64

    Giải câu 1, 2, 3 bài Tập làm văn - Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 62, 63, 64 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1: Đọc mẩu chuyện về cuộc tranh luận của Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 93 - 94), thực hiện lần lượt các yêu cầu sau

  • Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên trang 58

    Giải câu 1, 2 bài Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên trang 58 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1: Đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu (Tiếng Việt 5, tập một, trang 87 - 88), ghi vào bảng dưới đây những từ ngữ miêu tả bầu trời trong mẩu chuyện theo những yêu cầu sau đây

  • Chính tả - Tuần 9 trang 56, 57

    Giải câu 1, 2 bài Chính tả - Tuần 9: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà trang 56, 57 VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 1: a. Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy viết vào ô trống những từ ngữ có các tiếng đó

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close