Giải VBT ngữ văn 6 bài LượmGiải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 bài Lượm trang 66 VBT ngữ văn 6 tập 2.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 66 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa vào trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Lời giải chi tiết: - Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng của tác giả. Trong những ngày Huế đổ máu, người chú tình cờ gặp lại cháu – một chú bé nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan. Trên đường làm nhiệm vụ, Lượm đã hi sinh anh dũng nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi. - Bố cục: gồm 3 đoạn + Đoạn 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế. + Đoạn 2 (7 khổ thơ tiếp): Sự hi sinh anh dũng của Lượm. + Đoạn 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước. Câu 2 Câu 2 (trang 66-67 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu đáng mến? Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm? Lời giải chi tiết: - Hình ảnh Lượm từ khổ thơ 2 đến khổ 5 được miêu tả: + Hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt. + Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. + Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường. + Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: Cháu đi liên lạc / Vui lắm chú à, Ở đồn Mang Cá / thích hơn ở nhà. - Các yếu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh), vần (loắt choắt – thoăn thoắt, vang – vàng…), nhịp thơ nhanh cùng các hình ảnh so sánh (như con chim chích…) đã làm cho hình ảnh Lượm trở nên vui vẻ, hồn nhiên và luôn say mê với công việc làm liên lạc của mình. Câu 3 Câu 3 (trang 67-68 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì? Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả. Lời giải chi tiết: => Lượm là một cậu bé vô cùng dũng cảm. Hình ảnh Lượm hi sinh đã để lại trong lòng người đọc nhiều xót xa, cảm thương và nuối tiếc vô cùng. Câu 4 Câu 4 (trang 68 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả đối với Lượm. Lời giải chi tiết: - Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ. => Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí. - Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm đã trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước. Câu 5 Câu 5 (trang 69 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) "Lượm ơi, còn không?", câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi? Lời giải chi tiết: - Hai khổ thơ cuối lặp lại nguyên văn hai khổ thơ đầu của bài thơ, có ý nghĩa: Thể hiện nỗi niềm thương nhớ của tác giả với Lượm, đồng thời khẳng định hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi luôn sống mãi trong tâm trí những người ở lại. Câu 6 Câu 6 (trang 69 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Trong bài thơ, tác giả đã kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc. Hãy làm rõ nhận xét này. Lời giải chi tiết: - Trong bài thơ, tác giả đã kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc. Tác giả khắc họa hình ảnh chú bé Lượm từ ngoại hình đến cử chỉ, lời nói. Cùng với đó, tác giả kể lại câu chuyện về Lượm từ lần đầu gặp mặt cho tới khi nhận được tin Lượm hi sinh. Từ câu chuyện ấy, tác giả thể hiện cảm xúc yêu mến, xót xa, trân trọng đối với chú bé liên lạc này. Câu 17 Câu 7 (trang 69-70 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Tìm hiểu thể thơ bốn âm tiết trong phần Đọc thêm: Hãy chỉ ra tiếng nào là vần liền, tiếng nào là vần cách, chỉ ra nhịp của các dòng thơ. Lời giải chi tiết: - Các tiếng vần liền là: các tiếng có cùng vân đứng cạnh nhau trong một dòng thơ hoặc đứng cuối hai câu thơ liền nhau. - Các tiếng vần cách là: các tiếng cùng vần đứng cách nhau bởi một, hai tiếng khác trong một dòng thơ hoặc đứng cuối hai câu thơ không liền nhau. - Các ví dụ trong phần Đọc thêm có nhịp: + Hai ví dụ đầu: nhịp 2/2 + Hai ví dụ sau: nhịp 1/3. HocTot.Nam.Name.Vn
|