Bài 1. Khái quát về môn Vật Lí trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo

Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của Vật lí: cơ, ánh sáng, điện, từ. Quan sát Hình 1.2, thảo luận để nêu thế nào là cấp độ vi mô, vĩ mô. Trình bày một số ví dụ khác để minh họa cho phương pháp thực nghiệm trong Vật lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 5

1. Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của Vật lí: cơ, ánh sáng, điện, từ.

Phương pháp giải:

Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

Lời giải chi tiết:

Đối tượng nghiên cứu tương ứng của từng phân ngành:

+ Cơ học: chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian dưới tác dụng của lực và những hệ quả của chúng lên môi trường xung quanh

+ Quang học (ánh sáng): các hiện tượng tán sắc ánh sáng

+ Điện học: các hiện tượng về điện.

+ Từ học: nghiên cứu về các hiện tượng hút và đẩy của các chất và hợp chất gây ra bởi từ tính của chúng.

Câu hỏi tr 6

2. Quan sát Hình 1.2, thảo luận để nêu thế nào là cấp độ vi mô, vĩ mô.

Phương pháp giải:

Quan sát hình và đưa ra nhận định

Lời giải chi tiết:

- Cấp độ vi mô là cấp độ dùng để mô phỏng vật chất nhỏ bé

- Cấp độ vĩ mô là cấp độ dùng để mô phỏn tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất

Câu hỏi tr 7

3. Trình bày một số ví dụ khác để minh họa cho phương pháp thực nghiệm trong Vật lí

Phương pháp giải:

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp thực hiện thí nghiệm thực tế

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

+ Thả một hòn bi rơi từ tầng 3 xuống dưới mặt đất

+ Ném một quả bóng lên trên

Câu hỏi tr 8

4. Nêu nhận xét về vai trò của thí nghiệm trong phương pháp thực nghiệm và xác định điểm cốt lõi của phương pháp lí thuyết.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Vai trò của phương pháp thực nghiệm: dựa vào phương pháp thực nghiệm mà có thể dự đoán được kết quả, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ một giả thuyết nào đó

Điểm cốt lõi của phương pháp lí thuyết: lí thuyết được xây dựng dựa trên các quan sát ban đầu và trực giác của các nhà vật lí.

Câu hỏi tr 9

Luyện tập: Hãy sơ đồ hóa quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong sách giáo khoa vật lí 10 trang 9

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 10 CH 5

5. Quan sát Hình 1.5 và phân tích ảnh hưởng của Vật lí trong một số lĩnh vực. Từ đó, trình bày ưu điểm của việc ứng dụng Vật lí vào đời sống so với các phương pháp truyền thống ở các lĩnh vực trên.

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và phân tích.

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của Vật lí trong một số lĩnh vực:

+ Thông tin liên lạc: nhờ có thông tin liên lạc mà tin tức được truyền đi nhanh chóng, chính xác mà không phải thông qua chim bồ câu như hồi xưa

+ Y tế: Các phương pháp chuẩn đoán và chữa bệnh có áp dụng kiến thức vật lí nhu phép nội soi, chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng (MRI), xạ trị,...đã giúp cho việc chuẩn đoán và chữa bệnh của các bác sĩ đạt hiệu quả cao

+ Công nghiệp: Vật lí là động lực của các cuộc cách mạng công nghiệp, vì vậy nền sản xuất nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa. Từ đó nâng cao chất lượng, cải thiện đời sống.

+ Nghiên cứu khoa học: Vật lí đã giúp cải tiến thiết bị và phương pháp nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học, giúp khám phá các hiện tượng trên Trái Đất.

Câu hỏi tr 10 CH 6

6. Hãy nêu và phân tích một số ứng dụng khác của Vật lí trong đời sống hằng ngày.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế.

Lời giải chi tiết:

Một số ứng dụng khác trong đời sống hằng ngày:

+ Nông nghiệp: Việc ứng dụng những thành tựu của vật lí đã chuyển đổi quá trình canh tác truyền thống thành các phương pháp hiện đại với năng suất vượt trội nhờ vào máy móc cơ khí tự động hóa

+ Canh tác nuôi trồng thủy hải sản: Việc ứng dụng những thành tựu của vật lí đã giúp việc nuôi trồng thủy hai sản được dễ dàng hơn, năng suất cao hơn.

Câu hỏi tr 11 LT

Có ý kiến nhận định điện năng là thành tựu cốt lõi và huyết mạch của Vật lí cho nền văn minh của nhân loại. Hình 1.8 cho thấy các châu lục sáng rực về đêm. Trình bày quan điểm của em về nhận định này.

 


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Tùy theo quan điểm của mỗi cá nhân về nhận định điện năng là thành tựu cốt lõi và huyết mạch của Vật lí cho nền văn minh của nhân loại.

Ý kiến cá nhân: Điện năng đã góp phần vô cùng quan trọng cho nền văn minh của nhân loại. Tuy nhiên, ngoài điện năng ra còn có rất nhiều dạng năng lượng khác như quang năng, nhiệt năng, năng lượng nguyên tử,...Tất cả các dạng năng lượng này đã góp phần làm nên nền văn minh của nhân loại.

Câu hỏi tr 11 VD

Tìm hiểu để viết bài thuyết trình ngắn về quá trình sản xuất, truyền tải và lợi ích của điện năng.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên sách vở, báo, internet

Lời giải chi tiết:

- Quá trình sản xuất, truyền tải điện năng:

+ Nhà máy nhiệt điện:

 

+ Nhà máy thủy điện:

+ Truyền tải điện năng: Điện năng được sản xuất từ các nhà máy, được truyền theo đường dây dẫn điện tới nơi tiêu thụ.

- Lợi ích của điện năng:

+ Là nguồn động lực cho các máy hoạt động, nguồn năng lượng cho các máy và các thiết bị,...

+ Là điều kiện để phát triển tự động hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu hỏi tr 11 BT 1

1. Vào đầu thế kỉ XX, J.J. Thomson (Tôm-xơn) đã đề xuất mô hình cấu tạo nguyên tử gồm các electron phân bố đều trong một khối điện dương kết cấu tựa như khối mây. Để kiểm chứng giải thuyết này, E. Rutherford (Rơ-dơ-pho) đã sử dụng tia anpha gồm các hạt mang điện dương bắn vào các nguyên tử kim loại vàng (Hình 1P.1). Kết quả của thí nghiệm đã bác bỏ giả thuyết của J.J. Thomson, đồng thời đã giúp khám phá ra hạt nhân nguyên tử. E. Rutherford đã vận dụng phương pháp nghiên cứu nào để nghiên cứu vấn đề này? Giải thích.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

E. Rutherford đã vận dụng phương pháp lí thuyết kết hợp với phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu vấn đề này.

Lí do:

+ Ông đã quan sát hiện tượng, xác định đối tượng nghiên cứu là nguyên tử

+ Đối chiếu với lí thuyết đang có để ôn đưa ra giải thuyết

+ Ông thiết kế, xây dựng mô hình để kiểm chứng

+ Ông đã tiến hành thí nghiệm theo mô hình tính toán lí thuyết

=> Đưa ra kết quả

Câu hỏi tr 11 BT 2

2. Tìm hiểu thực tế một số thiết bị vật lí dùng trong y tế để chuẩn đoán, đo lường và chữa bệnh.

Gợi ý: Các thiết bị quan học của bệnh viện mắt, của các phòng khám bệnh chuẩn đoán bằng hình ảnh

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trong thực tế

Lời giải chi tiết:

Một số thiết bị vật lí dùng trong y tế là: Máy đo khúc xạ, máy nội soi, máy chụp X – quang, máy chụp cắt lớp vi tính (CT), máy chụp cộng hưởng từ (MRI),...

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close