BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Vật Lí - Lớp 10


Chương 1: Mở đầu

Đây là chương giới thiệu về sự hình thành, phát triển vật lí, đưa ra các giải pháp để thực hành an toàn trong phòng thí nghiệm, giới thiệu các đơn vị cơ bản trong hệ SI và cách tính sai số trong Vật lí

Sai lầm của học sinh trong chương này là nhầm lẫn thứ nguyên với đơn vị trong Vật lí, không biết sử dụng công thức nào để tính sai số, ghi sai cách viết sai số.

Chương 2: Mô tả chuyển động

Đây là chương mô tả lại chuyển động thẳng của vật, chuyển động tổng hợp và thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng bằng cách sử dụng đồng hồ bấm giây, sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện; giúp học sinh tiếp cận với các dụng cụ trong phòng thực hành, sử dụng đúng cách để đo tốc độ.

Chương 3: Chuyển động biến đổi

Đây là chương mô tả lại chuyển động biến đổi của vật khi vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động, ngoài ra có thể xác định tọa độ vị trí của vật thông qua các công thức toán học, phát triển chuyển động sang chuyển động rơi tự do và chuyển động ném xiên

Một số sai lầm của học sinh trong chương này là nhầm lẫn gia tốc của chuyển động nhanh dần đầu luôn lớn hơn 0, và chuyển động chậm dần đều nhỏ hơn 0.

Chương 4: Ba định luật Newton. Một số lực trong thực tiễn

Đây là chương quan trọng nhất trong chương trình Vật lí 10, trong chương này học sinh sẽ được tìm hiểu về 3 định luật Newton, áp dụng ba định luật vào đời sống để giải thích hiện tượng, sử dụng định luật 2 newton để tính toán lực (hợp lực) tác dụng lên vật; ngoài ra chương này còn giới thiệu đến với học sinh về một số lực thường gặp trong thực tiễn như lực ma sát, lực đẩy, lực nâng, lực căng và cách nhận biết khi các lực này xuất hiện. Chuyển động trong chất lưu (chất lỏng, chất khí) được giới thiệu thêm, đây là bài vô cùng mới lạ và khó trong chương này.

Chương 5: Moment lực. Điều kiện cân bằng

Đây là chương hay và khó trong chương trình vật lí 10, nội dung trọng tâm trong chương này là phân tích lực tác dụng lên vật, tổng hợp lực, tính moment lực và sử dụng điều kiện cân bằng của vật để tính lực hoặc cánh tay đòn (khoảng cách từ trục quay đến phương của lực).

Sai lầm trong chương này là học sinh xác định sai cánh tay đòn, sử dụng phương pháp chia trong sai công thức.

Chương 6: Năng lượng

Để học tốt chương này, các em cần nhớ đến các công thức tính năng lượng, công cơ học, công suất, hiệu suất, biểu thức tính động năng, biểu thức tính thế năng, đặc biệt là áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho vật. Điểm mấu chốt trong chương này là xác định lực tác dụng lên vật để tính công của lực đó.

Chương 7: Động lượng

Để học hiệu quả chương này thì học sinh cần nắm rõ được các loại va chạm, đâu làm va chạm mềm, đâu là va chạm đàn hồi để từ đó áp dụng công thức tính động lượng và định luật bảo toàn động lượng để tính vận tốc của vật trước và sau va chạm. Chú ý trong chương này là vận tốc là một đại lượng vectơ nên động lượng cũng là một đại lượng vectơ nên khi tính toán cần phải xét chiều chuyển động.

Sai lầm của học sinh trong chương này là không quy ước chiều chuyển động của vật dẫn đến viết sai định luật bảo toàn động lượng, từ đó tính sai vận tốc của vật trước và sau va chạm

Chương 8: Chuyển động tròn

Đây là chương xoay quanh tính chất của chuyển động tròn, xác định vận tốc, chu kì, tần số, gia tốc, lực hướng tâm của vật. Tính được tốc độ tối của vật chuyển động tại khúc cua trong đường đua xe.

Chương 9: Biến dạng của vật rắn

Đây là chương xoay quanh sự biến dạng của vật rắn, hệ vật gắn với lò xo, tính lực đàn hồi, độ cứng của lò xo, áp dụng định luật Hooke để tính các đại lượng liên quan đến lực, độ dãn/nén của lò xo.