Bài 1. Điều chỉnh cảm xúc của bản thân trang 19, 20, 21 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Cánh diềuChia sẻ những nét tính cách nổi trội của bản thân
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
1 CH 1 Chia sẻ những nét tính cách nổi trội của bản thân Phương pháp giải: Chia sẻ tính cách của bản thân theo cảm nhận cá nhân Lời giải chi tiết: - Cầu toàn: Sống có nguyên tắc, mục đích rõ ràng,… - Hướng nội: Ngại giao tiếp với đám đông, thích một mình, hay suy nghĩ,… - Nhiệt huyết: Nhiệt tình, trách nhiệm CH 2 Hãy chỉ ra những điểm mạnh trong tính cách của bản thân và tìm cách phát huy các điểm mạnh đó Phương pháp giải: HS nhận diện được điểm mạnh của mình và cách HS đang sử dụng điểm mạnh đó Lời giải chi tiết: - Điểm mạnh: Cầu toàn, nhiệt huyết, thích giúp đỡ mọi người,… - Cách để phát huy điểm mạnh + Linh hoạt trong các nét tính cách để ứng xử phù hợp với tình huống + Thái độ vui vẻ, cởi mở,… 2 CH 1 Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau Phương pháp giải: HS đọc tình huống và chỉ ra sự thay đổi cảm xúc của các nhân vật, dấu hiệu nhận biết là các tính từ chỉ cảm xúc,… Lời giải chi tiết: - Tình huống 1: Lâm chuyển từ nổ lực, chăm chỉ học tập đến khi có thành quả và được công nhân Lâm đã rất vui sướng, tự hào. - Tình huống 2: Linh nhận nhiệm vụ thuyết trình và lo lắng vì không biết mình có làm tốt không. CH 2 Chia sẻ về các tình huống làm thay đổi cảm xúc của bản thân theo gợi ý - Khi em nhận được tin vui - Khi em có nỗi buồn - Khi em đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn Phương pháp giải: HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân khi trải qua các tình huống. Lời giải chi tiết: - Khi em nhận được tin vui: chuyển từ trạng thái bình thường hoặc lo sợ sang hạnh phúc, vỡ oà, vui sướng vì tin nhận được là tin tốt,… - Khi em có nỗi buồn: Cảm xúc trùng xuống, mệt mỏi, lo lắng,… - Khi em đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn: Thương xót và mong muốn chia sẻ, giúp đỡ,… 3 CH 1 Hãy mô tả cách em sẽ làm để điều chính cảm xúc theo hướng tích cực khi gặp tình huống sau:
Phương pháp giải: Bước 1: Nhận biết tình huống Bước 2: Cảm xúc nảy sinh Bước 3: Cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực Lời giải chi tiết: * Nhận biết tình huống: Rất kì vọng vào kì thi nhưng kết quả lại không như mong muốn * Cảm xúc nảy sinh: Thất vọng, buồn chán, chán nản,… * Cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực: + Chia sẻ với người khác + Giải phóng năng lượng tiêu cực bằng cách làm điều mà bản thân thích + Nhắc nhở bản thân phải tiếp tục cố gắng và điều chỉnh cách học hợp lí, khoa học hơn + Tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè để tham khảo các biện pháp khắc phục tình trạng hiện tại CH 2 Trao đổi cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực Phương pháp giải: HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân khi đối diện với những cảm xúc tiêu cực và cách để các em điểu chỉnh cảm xúc tích cực hơn. Bước 1: Gọi tên cảm xúc Bước 2: Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực Lời giải chi tiết: - Chia sẻ với người khác - Giải phóng năng lượng tiêu cực bằng cách làm điều mà bản thân thích - Nhắc nhở bản thân phải tiếp tục cố gắng và điều chỉnh cảm xúc hợp lí, khoa học hơn - Tìm đến sự động viên từ gia đình, của thầy cô và bạn bè để tham khảo các biện pháp khắc phục tình trạng hiện tại 4 Luyện tập cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực khi gặp các tình huống sau: Phương pháp giải: Bước 1: Gọi tên cảm xúc Bước 2: Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực Lời giải chi tiết: * Tình huống 1: - Cảm xúc: xấu hổ, buồn,… - Điều chỉnh: rút kinh nghiệm và nhận lỗi khi bản thân không hoàn thành nhiệm vụ,… * Tình huống 2: - Cảm xúc: buồn và cảm thấy không được tin tưởng - Điều chỉnh: đợi bố nguôi giận và biết rằng bố rất lo lắng khi mình về muộn, xin lỗi và giải thích về hành động của mình, sau đó rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo,… * Tình huống 3: - Cảm xúc: Xấu hộ, kém cỏi,… - Điều chỉnh cảm xúc: + Cố gắng học hỏi bằng nhiều cách khác nhau + Tìm kiếm sự giúp đỡ tích cực và cầu thị thay đổi,… * Tình huống 4: - Cảm xúc: Giận và bực bội khi đã hẹn trước với bạn mà bạn không báo khi không thể đi,… - Điều chỉnh cảm xúc: + Tìm người nói chuyện, chia sẻ + Suy nghĩ đến những tình huống bạn gặp phải khó khăn không kịp thông báo: Điện thoại hết pin, ngủ quên,… + Tìm người đi cùng hoặc đi một mình khi cần phải đi đến hiệu sách + Nói chuyện với bạn và tìm hiểu lí do,…
|