Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam trang 37, 38 SGK Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạoHãy kể một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam mà em đã được học
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Hãy kể một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam mà em đã được học. Phương pháp giải: Học sinh kể tên một số loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam đã học. Lời giải chi tiết: Một số loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam: - Đàn tranh - Đàn nguyệt - Đàn bầu - Đàn tì bà Câu 2 Hãy nêu đặc điểm chính của đàn tranh và đàn nguyệt (cấu tạo, cách diễn tấu, âm sắc) Phương pháp giải: Học sinh nêu đặc điểm của hai loại đàn. Lời giải chi tiết: Đàn tranh: - Thuộc nhóm dây gảy - Còn được gọi là đàn thập lục - Ban đầu có 16 dây, ngày nay thường có 19-21 dây - Thân đàn hình hộp, mặt đàn được làm bằng gỗ xốp được uốn cong - Trên có hàng ngựa đàn (nhạn đàn) và bộ phận để mắc dây. - Đàn tranh có âm sắc rất đẹp: trong trẻo, thánh thót, phù hợp cho những giai điệu vui tươi hoặc những cảm xúc sâu lắng, ngọt ngào - Dễ mô phỏng các âm thanh trong tự nhiên như tiếng suối reo, gió thoảng, mưa rơi, … - Thường được sử dụng độc tấu hoặc đôi khi đệm hát hoặc ngâm thơ. Đàn nguyệt: - Thuộc nhóm dây gảy - Cấu tạo của đàn có bầu cộng hưởng hình tròn như mặt trăng - Cần đàn dài làm bằng gỗ cứng, trên có gắn các phím bằng gỗ - Xa xưa, đàn có 4 dây, ngày nay chỉ còn 2 dây - Âm thanh của đàn giòn và sáng phù hợp với giai điệu vui tươi, rộn ràng - Thường được dùng để độc tấu và hòa tấu - Thường được dùng trong hát chầu văn và đờn ca tài tử.
|