Phần mở đầu trang 8, 9, 10 SBT Sinh 10 Kết nối tri thức với cuộc sốngVật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 8 1 Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây? A.Có khả năng di chuyển B.Có khả năng đáp ứng với tín hiệu C.Được cấu tạo từ tế bào D.Có cấu tạo phức tạp Lời giải chi tiết: - Vật sống: là những vật có khả năng trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải). Qua đó giúp cho chúng lớn lên và sinh sản. - Vật không sống: là những vật không có khả năng trao đổi chất với môi trường, không có sự lớn lên và sinh sản. ⇒ Chọn đáp án C CH tr 8 2 Đặc điểm chỉ có được do sự sắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống được gọi là A. Đặc điểm mới B. Đặc điểm nổi trội C. Đặc điểm phức tạp D. Đặc điểm đặc trưng Lời giải chi tiết: Đặc điểm nổi trội là đặc điểm chỉ có được do sựsắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống. ⇒ Chọn đáp án B CH tr 8 3 Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học? A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận. B. Quan sát →Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận. C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận. D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận. Lời giải chi tiết: Trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học: Quan sát và thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận. ⇒ Chọn đáp án C CH tr 9 4 Phương án nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các cấp độ tổ chức của thế giới sống? A. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Hệ cơ quan → Cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái. B. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái. C. Nguyên tử → Phân tử → Tế bào → Bào quan → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái. D. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Cơ thể → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái. Lời giải chi tiết: Trình tự các cấp độ tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái. ⇒ Chọn đáp án B CH tr 9 5 Các đặc điểm chung của thế giới sống bao gồm: A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa. B. Tổ chức phức tạp, hệ mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa. C. Tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, hệ thống khép kín và liên tục tiến hóa. D. Hệ mở, tự điều chỉnh, tổ chức từ loại chưa có cấu tạo tế bào như virus với các sinh vật đa bào và không ngừng tiến hóa. Lời giải chi tiết: Đặc điểm chung của thế giới sống: - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc - Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh - Thế giới sống liên tục tiến hóa ⇒ Chọn đáp án A CH tr 9 6 Công việc nào dưới đây là công việc chính của một nhà sinh học hoạt động trong lĩnh vực hóa sinh học? A. Nghiên cứu các bào quan cấu tạo nên tế bào. B. Nghiên cứu hệ thống phân loại các sinh vật. C. Nghiên cứu các phản ứng hóa học xảy ra trong tế bào. D. Nghiên cứu sự truyền tin tế bào. Lời giải chi tiết: Công việc chính của một nhà sinh học hoạt động trong lĩnh vực hóa sinh học là nghiên cứu các phản ứng hóa học xảy ra trong tế bào. ⇒ Chọn đáp án C CH tr 9 7 Darwin là nhà khoa học lỗi lạc đã đưa ra học thuyết tiến hóa Chọn lọc tự nhiên và tự mình làm rất nhiều thí nghiệm về kiểm chứng học thuyết của mình. Khi quan sát thấy các cây nắp ấm bắt và ăn thịt các loài côn trùng, ông đã đưa ra giả thuyết cho rằng cây sống ở vùng đất thiếu nitrogen nên chúng phải bắt côn trùng và phân giải protein để lấy nitrogen. Theo em, ông đã làm thí nghiệm như thế nào để tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết của mình? Phương pháp giải: Các nhà sinh học luôn tuân theo một quy trình nghiên cứu khoa học bao gồm các bước theo trình tự: Quan sát và thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận. Lời giải chi tiết: Sau khi tiến hành quan sát, thu thập dữ liệu và đặt câu hỏi sau đó hình thành giả thuyết, để có thể tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết của mình, Darwin đã thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng bằng cách thiết kế hai lô thí nghiệm. Trong đó, cả hai lô cùng trồng cây nắp ấm có cùng độ tuổi sinh lý với số lượng cây như nhau và đặt trong cùng một điều kiện môi trường. Ở lô thí nghiệm, ông cho thêm nitrogen vào trong đất còn ở lô đối chứng không có nitrogen. Sau thời gian quan sát và phân tích, ông thấy cây nắp ấm sống ở vùng đất có nitrogen sẽ không bắt côn trùng và ngược lại, cây nắp ấm ở lô đối chứng không có nitrogen vẫn hoạt động bắt côn trùng và phân giải protein để lấy nitrogen. Từ đó đã khẳng định giả thuyết của ông đưa ra là đúng. CH tr 9 8 Để kiểm tra một giả thuyết người ta thường kiểm tra dự đoán của giả thuyết. Dự đoán được trình bày dưới dạng: Nếu … thì … Nếu giả thuyết là đúng thì điều tất yếu sẽ xảy ra là… Hãy đưa ra dự đoán của giả thuyết và thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết cho rằng CO2 cần cho quá trình quang hợp ở cây xanh. Phương pháp giải: Dự đoán được giả thuyết và biết cách thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết Lời giải chi tiết: - Dự đoán: Nếu không có CO2 thì không có sự quang hợp ở cây xanh. Nếu giả thuyết là đúng thì điều tất yếu sẽ xảy ra là CO2 cần thiết cho quang hợp của cây. - Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng cho giả thuyết: Thí nghiệm chứng minh cây sử dụng khí CO2 để chế tạo tinh bột
- Kết quả:
- Kết luận:
CH tr 10 9 Một bạn học sinh quan sát các lá cây rừng nhiệt đới và nhận thấy nhiều lá cây thường có chóp nhọn. Bạn tự hỏi: Lá có chóp nhọn đem lại lợi ích gì cho cây? Em hãy đưa ra giả thuyết cho hiện tượng mà bạn đã quan sát được và tìm cách kiểm chứng giả thuyết của mình. Phương pháp giải: Hình dáng cây là đặc điểm giúp cho cây nhận được nhiều lợi ích, từ đó giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Lời giải chi tiết: - Lá cây có hình chóp làm giảm sức cản gió và giữ cho cây đứng thẳng. Phần lớn lá cây có dạng lá kim và lá vảy thay vì lá rộng và lá bẹt. Đây là lợi thế trong vùng khí hậu đôi khi có tinh thể băng gây bào mòn. -Cây thường xanh, hay được biết đến là cây lá kim, thường mọc ở những nơi có mùa đông khắc nghiệt. Dạng hình chóp giống như kim tự tháp sẽ giúp cây tự duy trì độ ẩm và rũ bỏ tuyết nặng bám trên cành. CH tr 10 10 Hãy mô tả một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người. Nếu cơ chế tự điều chỉnh này không hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí như thế nào? Phương pháp giải: Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. Lời giải chi tiết: Ví dụ 1: Cơ thể lúc hoạt động mạnh, chuyển hóa năng lượng tăng, nhiệt sinh ra nhiều gây nóng cơ thể. Lúc đó cơ thể có cơ chế đổ mồ hôi để thải nhiệt qua da ra bên ngoài, làm mát cơ thể. Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể. Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh tật. VD: Nếu cơ thể không điều chỉnh được lượng đường trong máu, làm cho lượng đường tăng cao lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Ví dụ 3: Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật. CH tr 10 11 Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống có liên tục tiến hóa được không? Giải thích Phương pháp giải: "Tiến hóa" là "quá trình hoàn thiện", biến đổi dần để hoàn thiện hơn các bộ phận, chức năng của các sinh vật để phù hợp hơn với điều kiện sinh tồn cũng đang dần thay đổi. Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Các quá trình tiến hóa làm nảy sinh sự đa dạng ở mọi mức độ tổ chức sinh học bao gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các phân tử như ADN và protein. Lời giải chi tiết: Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống không liên tục tiến hóa được. Bởi nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu, các sinh vật trên Trái Đất đều có những điểm chung. Tuy nhiên, các sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc và giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau → các sinh vật tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú. CH tr 10 12 Tin sinh học nghiên cứu những gì? Nêu một số ứng dụng của tin sinh học. Phương pháp giải: Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, các thuật toán, mô hình để lưu trữ, phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lớn nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học và cuộc sống. Lời giải chi tiết: - Tin sinh học nghiên cứu phát triển hoặc ứng dụng các công cụ và phương pháp tính toán để mở rộng việc sử dụng dữ liệu sinh học, y tế, hành vi hoặc sức khỏe, bao gồm cả những dữ liệu để thu thập, lưu trữ, tổ chức, phân tích hoặc trực quan hóa dữ liệu đó. Trong đó có một số lĩnh vực nghiên cứu chính như: Phân tích trình tự, Bảo tồn đa dạng sinh học, Mức độ biểu hiện gene, Nhận diện protein, Dự đoán cấu trúc protein,... - Một số ứng dụng của tin sinh học:
CH tr 10 13 Lĩnh vực sinh học nào có thể tạo ra đủ nguồn lương thực và thực phẩm nuôi sống toàn bộ dân số trên Trái Đất trong vài thế kỉ tới khi mà diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và phải hướng tới sự phát triển bền vững? Phương pháp giải: Các lĩnh vực trong nghiên cứu sinh học đem lại nhiều ứng dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội con người như y - dược học, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông - lâm - ngư nghiệp,... Lời giải chi tiết: - Lĩnh vực sinh học có thể tạo ra đủ nguồn lương thực và thực phẩm nuôi sống toàn bộ dân số trên Trái Đất trong vài thế kỉ tới khi mà diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và phải hướng tới sự phát triển bền vững là lĩnh vực Công nghệ sinh học với việc ứng dụng của các kỹ thuật như canh tác thủy canh, canh tác khí canh, canh tác trên tấm phim nhựa hoặc trồng trên các giá thể… - Những kĩ thuật trên không những giúp tạo ra nhiều năng suất hơn khi diện tích canh tác ngày càng thu hẹp mà còn hướng tới sự phát triển bền vững. CH tr 10 14 Hãy mô tả thành tựu sinh học mới mà em cho là ấn tượng nhất. Lời giải chi tiết: Thành tựu sinh học mà em cho là ấn tượng nhất là: bằng việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã tạo ra một số giống lúa mới của Việt Nam như DR1, DR2. Những giống lúa này có đặc tính tốt đặc biệt: chịu rét, đẻ nhánh khỏe và tập trung, thấp cây, ngắn ngày, năng suất đạt 8-9 tấn/ha. Đây là giống lúa có triển vọng đưa ra sản xuất đại trà. CH tr 10 15 Phát triển bền vững là gì? Hãy nêu một việc làm cụ thể mà em có thể thực hiện để góp phần vào sự phát triển bền vững. Phương pháp giải: Xem lại nội dung lý thuyết phát triển bền vững: - Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. - Phát triển bền vững đòi hỏi mỗi người trong xã hội cần có ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Việc trang bị kiến thức tối thiểu về sinh học không những giúp chúng ta trở thành nhà tiêu dùng thông thái, biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn xây dựng xã hội phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau. Lời giải chi tiết: - Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. - Một việc làm cụ thể để góp phần vào sự phát triển bền vững: bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước qua việc khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm.
|