Chủ đề 10. Virus trang 58, 59, 60, 61, 62 - SBT Sinh 10 Cánh diều

Virus có hình thức sống A. kí sinh trong cơ thể sinh vật.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 58 10.1

Virus có hình thức sống

A. kí sinh trong cơ thể sinh vật.

B. hoại sinh trên cơ thể sinh vật.

C. cộng sinh trong cơ thể sinh vật.

D. tự do ngoài môi trường.


Phương pháp giải:

Virus không có cấu tạo tế bào, không trao đổi chất nên phải sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên → Virus có hình thức sống kí sinh bắt buộc trong cơ thể sinh vật.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 58 10.2

Hệ gen của virus có đặc điểm là

A. chỉ có RNA.

B. chỉ có DNA.

C. chỉ có DNA hoặc RNA.

D. gồm cả DNA và RNA.


Phương pháp giải:

Virus có lõi là phân tử nucleic acid (mạch đơn hoặc mạch kép) mang thông tin di truyền. Phân tử nucleic acid có thể là DNA (virus DNA như virus đậu mùa, viêm gan B, hecpet,…) hoặc RNA (virus RNA như virus cúm, virus sốt xuất huyết Dengi, virus viêm não Nhật Bản,…)


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 58 10.3

Nucleocapsid là phức hợp gồm

A. lipid và vỏ capsid.

B. polysaccharide và vỏ capsid.

C. nucleic acid và vỏ capsid.

D. vỏ capsid và protein.


Phương pháp giải:

Nucleocapsid là phức hợp là phức hợp gồm nucleic acid và vỏ capsid.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 58 10.4

Virus chỉ có thể bám dính lên bề mặt tế bào chủ khi

A. có thụ thể tương thích.

B. virus có màng bọc.

C. có protein tương thích.

D. có bộ gen tương thích.


Phương pháp giải:

Virus có thể bám dính lên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ → Virus chỉ có thể bám dính lên bề mặt một hoặc một số tế bào chủ nhất định.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 58 10.5

 Phage là virus gây bệnh trên

A. động vật

B. vi khuẩn

C. thực vật.

D. vi sinh vật


Phương pháp giải:

Phage là virus gây bệnh trên vi khuẩn. Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp vi sinh vật như sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính, thuốc trừ sâu sinh học,…


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 59 10.6

Virus kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập được vào tế bào vì

A. virus không bám được lên bề mặt tế bào thực vật.

B. thành tế bào thực vật tiết ra chất độc ngăn cản virus.

C. môi trường cơ thể thực vật không thích hợp cho virus.

D. thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi cellulose vững chắc.


Phương pháp giải:

Virus kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập được vào tế bào vì thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi cellulose vững chắc. Virus chỉ có thể truyền từ cây này sang cây khác thông qua các vết thương: chủ yếu do côn trùng chích hút (bọ trĩ, rầy, bọ xít,…), hoặc vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 59 10.7

Virus khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác bằng cách

A. tổng hợp enzyme làm thủng thành tế bào và chui sang tế bào bên cạnh.

B. phân chia nhanh làm vỡ tế bào rồi chui sang tế bào bên cạnh.

C. chui sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất.

D. nảy chồi giải phóng dần và xâm nhập vào tế bào bên cạnh.


Phương pháp giải:

Sau khi nhân lên trong tế bào, virus lây nhiễm sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất, hoặc lây nhiễm đến các bộ phận khác trong cây qua hệ thống mạch dẫn.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 59 10.8

Trình tự các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus là:

A. bám dính - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - giải phóng.

B. xâm nhập - sinh tổng hợp - bám dính - lắp ráp - giải phóng.

C. bám dính - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - giải phóng.

D. giải phóng - bám dính - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp.


Phương pháp giải:

Chu trình nhân lên của virus thường trải qua 5 giai đoạn theo trình tự: bám dính – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp – giải phóng.

1 – Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

2 – Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bao bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

3 – Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp.

4 – Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.

5 – Giải phóng: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần. Virus có màng bao bọc sẽ sử dụng màng tế bào chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm màng bao xung quanh. Các virus mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 59 10.9

Hoạt động nào sau đây không lây nhiễm HIV?

A. Sử dụng chung bơm kim tiêm.

B. Truyền máu bị nhiễm HIV.

C. Bắt tay, ôm hôn.

D. Mẹ bị nhiễm HIV cho con bú.


Phương pháp giải:

- Ba con đường lây truyền HIV là:

+ Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng,… đã bị nhiễm HIV.

+ Qua đường tình dục không an toàn.

+ Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ.

- Bắt tay, ôm hôn không phải là con đường lây nhiễm HIV.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


CH tr 59 10.10

Nhóm sinh vật nào sau đây thường là vật trung gian truyền bệnh virus ở thực vật?

A. Các loài chim

B. Vật nuôi trong gia đình

C. Vi khuẩn

D. Côn trùng


Phương pháp giải:

Côn trùng thường là vật trung gian truyền bệnh virus ở thực vật: Virus kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập được vào tế bào vì thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi cellulose vững chắc. Virus chỉ có thể truyền từ cây này sang cây khác thông qua các vết thương: chủ yếu do côn trùng chích hút (bọ trĩ, rầy, bọ xít,…), hoặc vết sây sát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 59 10.11

Sinh vật nào sau đây không làm lây virus từ cây bệnh sang cây khỏe?

A. Côn trùng

B. Động vật ăn thực vật

C. Động vật ăn thịt.

D. Nấm


Phương pháp giải:

Động vật ăn thịt không sử dụng thực vật làm nguồn thức ăn nên thường ít gây những tổn thương trên cơ thể thực vật → Động vật ăn thịt không làm lây virus từ cây bệnh sang cây khỏe.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: C


10.12

Virus gây bệnh trên đối tượng nào sau đây thường có màng bọc?

A. Động vật

B. Thực vật

C. Nấm

D. Vi khuẩn


Phương pháp giải:

Virus gây bệnh trên đối tượng động vật thường có màng bọc. Ở những virus này, các gai glycoprotein trên lớp màng phospholipid kép chính là các thụ thể của virus.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 59 10.13

Yếu tố nào sau đây không phải là miễn dịch không đặc hiệu?

A. Da và niêm mạc

B. Tế bào lympho

C. Dịch tiết của cơ thể như nước mắt, dịch vị

D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính


Phương pháp giải:

- Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh nhưng đây là các phản ứng chung đối với tất cả các mầm bệnh. Ví dụ: da và niêm mạc; dịch tiết của cơ thể như nước mắt, dịch vị; các đại thực bào, bạch cầu trung tính giết chết vi sinh vật theo cơ chế thực bào;…

- Tế bào lympho thuộc miễn dịch đặc hiệu – loại miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập và thể hiện tính đặc hiệu đối với từng mầm bệnh cụ thể.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: B


CH tr 60 10.14

Loại virus nào sau đây thường được sử dụng để sản xuất vaccine vector?

A. Virus gây bệnh trên động vật

B. Virus gây bệnh trên vi khuẩn

C. Virus gây bệnh trên thực vật

D. Virus gây bệnh trên nấm


Phương pháp giải:

Vaccine vector sẽ được đưa vào cơ thể người hay động vật để kích thích cơ thể người và động vật sinh ra kháng thể tương ứng → Loại virus sử dụng để sản xuất vaccine vector phải xâm nhập được vào cơ thể người và động vật → Virus gây bệnh trên động vật thường được sử dụng để sản xuất vaccine vector.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: A


CH tr 60 10.15

Loại virus nào sau đây thường được sử dụng để sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học?

A. Virus gây bệnh trên nấm.

B. Virus gây bệnh trên vi khuẩn.

C. Virus gây bệnh trên thực vật.

D. Virus gây bệnh trên côn trùng.


Phương pháp giải:

Nhiều loại virus có thể tấn công và gây chết các loài côn trùng gây hại thực vật. Do đó, loại virus gây bệnh trên côn trùng này thường được sử dụng để sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học.


Lời giải chi tiết:

Đáp án: D


CH tr 60 10.16

Vì sao gọi virus là dạng sống mà không gọi là sinh vật?


Phương pháp giải:

Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật.


Lời giải chi tiết:

Virus có một số đặc điểm của sinh vật như sinh sản tạo ra nhiều virus mới, có khả năng di truyền, biến dị và tiến hóa. Tuy nhiên, virus không có cấu tạo tế bào, không có khả năng trao đổi chất với môi trường. Do đó, virus được gọi là dạng sống.


CH tr 60 10.17

Virus gây bệnh trên thực vật lây truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bằng cách nào?


Phương pháp giải:

Có khoảng 1000 loại virus gây bệnh trên thực vật đã được xác định. Gần đây có một số bệnh gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp, ví dụ như virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen trên lúa. Virus không có khả năng phá hủy thành cellulose để xâm nhập vào tế bào thực vật. Virus chỉ có thể truyền từ cây này sang cây khác thông qua các vết thương: chủ yếu do côn trùng chích hút (bọ trĩ, rầy, bọ xít,…) hoặc vết xây xác do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái.


Lời giải chi tiết:

Virus gây bệnh trên thực vật lây truyền từ cây bệnh sang cây khỏe chủ yếu theo các phương thức sau:

- Qua vết trích hút của côn trùng.

- Qua quá trình thụ phấn.

- Do các vết thương do nông cụ hoặc quá trình chăm sóc, thu hái.

- Các vết thương do động vật ăn thực vật.

- Qua các sinh vật kí sinh trên thực vật.


CH tr 60 10.18

Vaccine là gì? Trình bày khái quát cơ chế hình thành kháng thể khi tiêm vaccine.


Phương pháp giải:

Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng ghi nhớ để nếu có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào thì sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay.


Lời giải chi tiết:

Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên.

Vaccine chính là kháng nguyên hoặc chế phẩm có khả năng hình thành kháng nguyên khi được đưa vào trong cơ thể. Khi tiếp xúc với kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, cơ thể cũng tạo ra các tế bào ghi nhớ để nếu sau này có kháng nguyên tương tự (mầm bệnh) xuất hiện thì cơ thể sẽ hình thành kháng thể để tiêu diệt.


CH tr 60 10.19

Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.


Phương pháp giải:

Nhiều bệnh do virus ở người và động vật có khả năng tự lành là nhờ các phản ứng phòng vệ của cơ thể. Các phản ứng đó có thể là không đặc hiệu (miễn dịch không đặc hiệu) hoặc đặc hiệu (miễn dịch đặc hiệu). Miễn dịch không đặc hiệu giúp ngăn cản mầm bệnh xâm nhập vào tế bào và cơ thể, ví dụ da và niêm mạc, hoặc tiêu diệt mầm bệnh khi đã xâm nhập vào cơ thể, ví dụ: đại thực bào. Tuy nhiên, đây là các phản ứng chung đối với tất cả các mầm bệnh nên không đặc hiệu. Ngược lại, miễn dịch đặc hiệu chỉ hoạt động khi mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể và thể hiện tính đặc hiệu đối với từng mầm bệnh cụ thể; ví dụ: hình thành kháng thể sau khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh (kháng nguyên). Miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu không phải là hai hệ thống tách rời mà chúng phối hợp với nhau để cơ thể tiêu diệt mầm bệnh nhanh và hiệu quả nhất.


Lời giải chi tiết:

CH tr 60 10.20

So sánh sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn bằng cách điền chữ "có" hoặc "không" vào bảng sau.

Bảng so sánh sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn

Phương pháp giải:

Vi khuẩn:

- Có cấu tạo tế bào

- Là các sinh vật có kích thước nhỏ, thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi

- Sinh trưởng theo bốn pha (trong hệ kín): tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong

- Sinh sản theo các hình thức phân đôi, nảy chồi và bào tử (vô tính hoặc hữu tính)

Virus:

- Là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật khác.

- Gồm hai phần là vỏ protein và lõi nucleic acid, một số virus có thêm lớp màng phospholipid kép.

- Chu trình sống gồm 5 giai đoạn: bám dính, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp và giải phóng.


Lời giải chi tiết:

CH tr 61 10.21

Nối tên virus ở cột A với con đường lây truyền của virus đó ở cột B cho phù hợp. Một virus có thể có nhiều con đường lây truyền.


Phương pháp giải:

Sư lây truyền virus từ cơ thể này sang cơ thể khác thông qua các con đường chính sau:

- Qua đường hô hấp: qua không khí có chứa các virus gây bệnh

- Qua đường tiêu hóa: chủ yếu là qua thức ăn và nước uống

- Qua vết trầy xước trên cơ thể

- Quan hệ tình dục

- Lây truyền do vật trung gian truyền bệnh

- Lây truyền qua đường máu


Lời giải chi tiết:

1 - a; 2 - c; 3 - a, e; 4 - a, b; 5 - c, d.


CH tr 61 10.22

Các số trong hình tương ứng với giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?


Phương pháp giải:

Chu trình nhân lên của virus thường trải qua 5 giai đoạn theo trình tự: bám dính – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp – giải phóng.

1 – Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

2 – Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bao bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

3 – Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp.

4 – Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.

5 – Giải phóng: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần. Virus có màng bao bọc sẽ sử dụng màng tế bào chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm màng bao xung quanh. Các virus mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới.


Lời giải chi tiết:

(1) - bám dính

(2) - xâm nhập

(3) - cởi áo

(4) - tổng hợp nucleic acid.

(5) - tổng hợp protein

(6) - lắp ráp

(7) - giải phóng.


CH tr 61 10.23

Vì sao không thể sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt virus?


Phương pháp giải:

Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi được đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên.

Vaccine chính là kháng nguyên hoặc chế phẩm có khả năng hình thành kháng nguyên khi được đưa vào trong cơ thể. Khi tiếp xúc với kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, cơ thể cũng tạo ra các tế bào ghi nhớ để nếu sau này có kháng nguyên tương tự (mầm bệnh) xuất hiện thì cơ thể sẽ hình thành kháng thể để tiêu diệt.


Lời giải chi tiết:

Kháng sinh ức chế quá trình trao đổi, chuyển hóa vật chất diễn ra ở tế bào sinh vật. Virus không có quá trình trao đổi và chuyển hóa vật chất nên kháng sinh không có tác dụng.


CH tr 24 10.24

Những vật dụng như chum, vại (lu) khi chưa sử dụng, nếu để ngoài trời thì nên đậy nắp hoặc úp xuống chứ không nên để ngửa. Em hãy giải thích vì sao.


Phương pháp giải:

Biện pháp hiệu quả để phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh do virus nói riêng là phải ngăn chặn các con đường lây lan của virus.


Lời giải chi tiết:

Chum, vại nếu để ngửa ngoài trời sẽ tích nước khi gặp mưa, đây là điều kiện cho muỗi đẻ trứng và sinh sôi phát triển, muỗi phát triển mạnh sẽ làm lây lan một số bệnh truyền nhiễm trên người và động vật.


CH tr 61 10.25

So sánh thuốc trừ sâu sinh học (chế phẩm virus) và thuốc trừ sâu hóa học, cho biết nên sử dụng thuốc trừ sâu nào trong nông nghiệp.


Phương pháp giải:

Thuốc trừ sâu hóa học không có tính đặc hiệu nên ngoài tiêu diệt sâu bệnh nó còn tiêu diệt luôn các sinh vật khác.

Thuốc trừ sâu sinh học có tính đặc hiệu chỉ ảnh hưởng lên loại sâu bệnh mà ta muốn tiêu diệt.


Lời giải chi tiết:

Giống nhau: Cả thuốc trừ sâu sinh học và thuốc trừ sâu hóa học đều có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây bệnh cho cây trồng.

Khác nhau:

Do thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng lâu dài và chỉ hướng đến đối tượng gây bệnh chứ không tiêu diệt tất cả các sinh vật như thuốc trừ sâu hóa học nên đang được định hướng sử dụng trong thực tiễn cuộc sống.


CH tr 61 10.26

Hình sau mô tả thí nghiệm của Franenkel-Conrat và Singer (1957) nhằm chứng minh vai trò của vỏ capsid và lõi nucleic acid. Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm. Nếu lấy RNA của chủng A trộn với hỗn hợp chứa 1/2 protein của chủng A và 1/2 protein của chủng B thì kết quả thí nghiệm sẽ thế nào?


Lời giải chi tiết:

Thí nghiệm cho thấy, lõi RNA là vật liệu mang thông tin di truyền và quy định đặc điểm của phân tử protein. RNA A sẽ sinh tổng hợp protein A, RNA B sẽ sinh tổng hợp protein B.

Trong trường hợp lấy RNA của chủng A trộn với hỗn hợp chứa 1/2 protein của chủng A và 1/2 protein của chủng B thì sau khi nhiễm lên cây thuốc lá sẽ thu được chủng virus có RNA A và protein A.


CH tr 62 10.27

Vì sao mỗi loại virus thường chỉ có thể xâm nhiễm vào một số tế bào nhất định?

Phương pháp giải:

Thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là acid nucleic không phải là protein.


Lời giải chi tiết:

Thông thường, virus phải bám dính lên bề mặt tế bào chủ nhờ mối tương thích giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ. Nếu thụ thể không có mối tương thích thì virus không ám dính và sẽ không gây bệnh được. Điều này lí giải vì sao mỗi loại virus thường chỉ gây bệnh trên một số đối tượng tế bào vật chủ nhất định có mối tương thích về thụ thể.


CH tr 62 10.28

Bệnh cơ hội là gì? Tại sao khi nhiễm HIV thì dễ mắc bệnh cơ hội?


Lời giải chi tiết:

Bệnh cơ hội là những bệnh do virus, vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng gây ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Bình thường những mầm bệnh đó có trên cơ thể của chúng ta nhưng nếu cơ thể khỏe mạnh thì chúng không phát triển được.

HIV tấn công vào các tế bào CD4 của hệ thống miễn dịch làm cho hệ thống miễn dịch của chúng ta yếu đi. Vì vậy, những người bị nhiễm HIV rất dễ nhiễm các bệnh cơ hội.


CH tr 62 10.29

Ba bệnh sốt phổ biến ở Việt Nam do muỗi là vật trung gian truyền bệnh là sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. Theo em, bệnh nào do virus? Chúng ta nên làm gì để phòng các bệnh này?


Phương pháp giải:

Bệnh cơ hội là bệnh tấn công khi cơ thể suy giảm miễn dịch và có thể gây chết người.


Lời giải chi tiết:

Các bệnh sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản là do virus gây ra, bệnh sốt rét do nguyên sinh vật gây ra. Để hạn chế sự lây lan phát tán của các bệnh này chúng nên: ngủ màn, vệ sinh môi trường sống, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, tránh để ao tù nước đọng, phun thuốc diệt muỗi và bọ gậy, nuôi cá trong những dụng cụ chứa nước không có nắp đậy.


CH tr 62 10.30

Tại sao cho đến nay chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị hay chế tạo được vaccine phòng HIV?


Phương pháp giải:

Virus nói chung và đặc biệt những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai. Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, virus nói chung và đặc biệt virus có bộ gene là RNA thường có nhiều biến chủng nên chúng có khả năng lẫn tránh hệ miễn dịch và kháng thuốc rất nhanh. Ví dụ: một số virus như HIV, cúm A, SARS - CoV-2,… thường có nhiêu biến chủng nên rất khó phòng chống.


Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân là do virus HIV có tần số đột biến cao nên khả năng kháng thuốc và kháng vaccine cũng sẽ cao. Bộ gen của HIV là RNA, HIV sử dụng polymerase do chính nó tổng hợp để tái bản bộ gen, trong khi polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai nên tần số đột biến sẽ rất cao.


Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close