Phần 1. Đọc về một tác giả văn học trang 39 Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức

Tác giả văn học được bạn lựa chọn là ai? Lí do lựa chọn của bạn là gì? Bạn đã tập hợp các tài liệu cần đọc về tác giả được lựa chọn chưa? Hãy cùng nhóm lập danh mục tài liệu về tác giả.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 60, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Tác giả văn học được bạn lựa chọn là ai? Lí do lựa chọn của bạn là gì? 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Tác giả em lựa chọn là Kim Lân bởi em rất những tác phẩm viết về cuộc sống và con người nông dân Việt Nam chân chất của ông từ trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ở đó, nổi bật nên chính là tình cảm của con người, là tình yêu nước thiêng liêng cao cả, là tình yêu thương con người thắm thiết. 


Câu 2

Câu 2 (trang 61, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bạn đã tập hợp các tài liệu cần đọc về tác giả được lựa chọn chưa? Hãy cùng nhóm lập danh mục tài liệu về tác giả. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

 Danh mục tài liệu về nhà văn Kim Lân:

- Nhà văn Kim Lân – cây bút độc đáo của làng quê Việt Nam

- Tiểu sử của nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học 

- Kim Lân qua góc nhìn của người đương thời

- Nhà văn Kim Lân, tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp

- Dấu ấn sâu đậm trong tác phẩm của nhà văn Kim Lân

- Nhà văn Kim Lân, một bậc thầy truyện ngắn về làng quê Việt Nam

- Kim Lân: Người nghệ sĩ tài hoa của làng quê Việt Nam

-… 


Câu 3

Câu 3 (trang 62, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bạn cần tóm lược những thông tin nào khi xây dựng niên biểu về một tác giả văn học? 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

  Em cần tóm lược những thông tin sau để xây dựng niên biểu về một tác giả:

- Tên khai sinh của tác giả và các bút danh, năm sinh, năm mất

- Quê quán, gia đình, đặc điểm con người

- Thiên hướng và các chặng đường sáng tác

- Các tác phẩm tiêu biểu

- Các giải thưởng (nếu có) 


Câu 4

Câu 4 (trang 64, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Xây dựng kế hoạch đọc – tìm hiểu về một tác giả (tự chọn) có tác phẩm được học trong chương trình, sách giáo khoa môn Ngữ văn (từ lớp 6 đến lớp 11). 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

1. Lựa chọn tác giả và định hướng đọc

- Tác giả Kim Lân của truyện ngắn Vợ nhặt. 

2. Xây dựng hồ sơ về tác giả

a. Tìm kiếm tài liệu

- Nhà văn Kim Lân – cây bút độc đáo của làng quê Việt Nam

- Tiểu sử của nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học 

- Kim Lân qua góc nhìn của người đương thời

- Nhà văn Kim Lân, tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp

- Dấu ấn sâu đậm trong tác phẩm của nhà văn Kim Lân

- Nhà văn Kim Lân, một bậc thầy truyện ngắn về làng quê Việt Nam

- Kim Lân: Người nghệ sĩ tài hoa của làng quê Việt Nam

b. Lập danh mục tài liệu

- Chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của nhà văn: các tác phẩm của Kim Lân chủ yếu viết về người dân và nông thôn Việt Nam.

- Các tác phẩm tiêu biểu:  

+ Trước Cách mạng: Làng, Vợ nhặt… 

+ Sau Cách mạng: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962) 

+ Phim, kịch: vai lão Hạc trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”, Lý Cựu trong phim “Chị Dậu”, cụ lang Tâm trong phim “Hà Nội 12 ngày đêm”…

3. Đọc và ghi chép thông tin về tiểu sử tác giả

- Kim Lân (1920-2007), bút danh được lấy từ tên nhân vật do chính tác giả đóng Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu. 

- Chủ đề sáng tác của ông thường hướng về nông thôn và những người nông dân cực khổ, cam chịu cùng vẻ đẹp chân thực, bình dị trong cuộc sống. Một số tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng của ông có thể kể đến như: Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa… 

- Ông chỉ mới học hết Tiểu học và phải đi làm do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã phải làm rất nhiều công việc khác nhau để kiếm sống như thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong… 

- Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ năm 1941 với thể loại truyện ngắn. Các tác phẩm của ông được đăng trên các báo như: Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. 

- 1944, ông chính thứ tham gia vào phong trào cách mạng và tham gia vào Hội văn hóa cứu quốc.

- Sau Cách mạng, Kim Lân vẫn theo đuổi con đường nghệ thuật của mình, ông tiếp tục viết văn, làm báo, đóng kịch và phim để phục vụ kháng chiến – kiến quốc. 


Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close