Giải mục 1 trang 100, 101, 102 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo

a) Nếu các trường hợp có thể xảy ra đối với hai đường thẳng a,b cùng nằm trong một mặt phẳng.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hoạt động 1

a) Nếu các trường hợp có thể xảy ra đối với hai đường thẳng a,b cùng nằm trong một mặt phẳng. 

b) Cho tứ diện ABCD. Hai đường thẳng ABCD có cùng nằm trong bất kì mặt phẳng nào không?

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh, dựa vào vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng.

Lời giải chi tiết:

a) Khi hai đường thẳng a,b cùng nằm trong một mặt phẳng thì:

‒ Nếu a,b có vô số điểm chung: Hai đường thẳng a,b trùng nhau.

‒ Nếu a,b có duy nhất một điểm chung: Hai đường thẳng a,b cắt nhau.

‒ Nếu a,b không có điểm chung: Hai đường thẳng a,b song song với nhau.

b) Hai đường thẳng ABCD không cùng nằm trong bất kì mặt phẳng nào.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2026

Thực hành 1

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau đây:

a) ABCD;

b) SASC;

c) SABC.

Phương pháp giải:

Dựa vào vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian:

• Trường hợp 1: Có một mặt phẳng chứa ab. Khi đó ta nói ab đồng phẳng. Theo kết quả của hình học phẳng, có ba khả năng sau đây xảy ra:

‒ Nếu ab có hai điểm chung thì ta nói a trùng b.

‒ Nếu ab có một điểm chung duy nhất M thì ta nói ab cắt nhau tại M.

‒ Nếu ab không có điểm chung thì ta nói ab song song với nhau.

• Trường hợp 2: Không có mặt phẳng nào chứa cả ab. Khi đó ta nói hai đường thẳng ab chéo nhau hay a chéo với b.

Lời giải chi tiết:

a) ABCD cùng nằm trong mặt phẳng (ABCD).

ABCD là hình bình hành nên ABCD.

b) SASC cùng nằm trong mặt phẳng (SAC).

Do đó SASC cắt nhau tại S.

c) Giả sử SABC cùng nằm trong mặt phẳng (P).

Suy ra đường thẳng AC cũng nằm trong (P).

Do đó (P) chứa cả 4 điểm của tứ diện SABC (vô lí do S không nằm trong mặt phẳng (ABCD)).

Vậy SABC không cùng nằm trong một mặt phẳng. Vậy SABC chéo nhau.

Vận dụng 1

Hãy chỉ ra các ví dụ về hai đường thẳng song song, cắt nhau và chéo nhau trong hình cầu sắt ở Hình 6.

Phương pháp giải:

Quan sát, dựa vào vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.

Lời giải chi tiết:

‒ Hai thanh sắt đối diện nhau ở hai bên cầu song song với nhau.

‒ Hai thanh sắt liền nhau cùng nằm ở thành cầu hoặc mái cầu cắt nhau.

‒ Thanh sắt nằm ở mái cầu và thanh sắt nằm ở thành cầu chéo nhau.

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>>  2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

close