Bài 18. Nam châm trang 86, 87, 88, 89 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thứcEm đã bao giờ trông thấy hay có một vật gọi là “nam châm” chưa? Bằng cách nào có thể xác định được vật đó là nam châm?Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm.Một đầu kim luôn chỉ hướng nào và đầu kia của kim luôn chỉ hướng nào (hướng Bắc hay hướng Nam)?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 86 MĐ
Phương pháp giải: Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: Có thể xác định bằng cách: đưa vật đó lại gần các vật bằng sắt. Nếu nó hút được sắt thì là nam châm. Câu hỏi tr 86 HĐ
Phương pháp giải: Tiến hành thí nghiệm theo các bước. Lời giải chi tiết: Thí nghiệm 1: a) Hai đầu nam châm hút vật liệu: sắt, thép, đồng, nhôm. Không hút vật liệu gỗ. b) Các vật liệu đặt ở hai đầu của nam châm thì bị hút mạnh nhất. Thí nghiệm 2: - Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam. - Kim nam châm vẫn chỉ hướng Bắc – Nam. Câu hỏi tr 87 CH 1
Lời giải chi tiết: Câu 1: Một đầu của kim nam châm chỉ về phía Bắc địa lí gọi là cực Bắc. Đầu kia hướng về phía Nam địa lí gọi là cực Nam. Câu 2: Tính chất của nam châm rút ra từ các thí nghiệm trên: - Nam châm là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt). - Kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc – Nam. Câu 3: Học sinh tự thực hành. Câu hỏi tr 87 CH 2
Phương pháp giải: Kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc – Nam. Lời giải chi tiết: Có thể xác định cực của nam châm bằng cách treo thanh nam châm bằng sợi chỉ tơ, khi thanh nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu kia là cực Nam. Câu hỏi tr 88 HĐ 1
Phương pháp giải: Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn và quan sát hiện tượng. Lời giải chi tiết: Hiện tượng xảy ra: + Khi đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo thì thấy chúng hút nhau. + Sau đó đưa cực kia của nam châm lại gần thanh nam châm được treo thì thấy chúng đẩy nhau. Câu hỏitr 88 CH 1
Phương pháp giải: Dựa vào kết quả thí nghiệm vừa làm. Lời giải chi tiết: Tương tác giữa hai nam châm: - Hai từ cực khác tên thì hút nhau - Hai từ cực cùng tên thì đẩy nhau. Câu hỏi tr 88 HĐ 2
Phương pháp giải: Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn và quan sát hiện tượng. Lời giải chi tiết: - Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5). Ta thấy kim nam châm chỉ hướng Nam – Bắc. - Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim vẫn chỉ hướng như lúc đầu. Câu hỏi tr 88 CH 2
Phương pháp giải: Dựa vào kết quả của thí nghiệm vừa làm. Lời giải chi tiết: Kim nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.
|