Giải hoạt động thực hành trang 13, 14 bài 2 SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức

Điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy trong nhà em theo gợi ý sau

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy trong nhà em theo gợi ý sau:

Phương pháp giải:

Em quan sát và ghi lại những vật dụng có thể gây cháy trong gia đình của em. 

Lời giải chi tiết:

Các thứ dễ gây cháy

Nguy cơ gây cháy

Đề xuất của em

Lọ cồn

Để gần bếp, bật lửa

Không để gần bếp, bật lửa, sử dụng xong cần đóng chặt nắp

Sạc điện thoại

Sử dụng điện thoại khi đang sạc

Không sử dụng điện thoại khi đang cắm điện. 

Nến

Thắp trong thời gian dài

Không để gần những vật dễ bắt lửa, tắt khi không sử dụng đến. 

Đồ dùng điện

Cắm nhiều thiết bị trong một ổ điện 

Không cắm nhiều thiết bị trong một ổ điện. 

Câu 2

Em và các bạn đang chơi ở nhà, bỗng trong bếp phát cháy, em sẽ làm gì? 

- Hãy trao đổi và đưa ra cách xử lí. 

- Thực hành

Phương pháp giải:

Em cùng các bạn thảo luận để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Cách xử lý khi em và các bạn đang chơi trong nhà, bỗng trong bếp phát cháy:

- Thoát hiểm bằng cầu thang bộ, không sử dụng cầu thang máy. 

- Chạy ra bên công kêu cứu để mọi người giúp đỡ, gọi 114. 

- Dùng khăn ẩm để bịt miệng và mũi.

Câu 3

Sau khi thực hành, em hãy:

- Nhận xét cách xử lí của các bạn.

- Đề xuất cách xử lí khác để đảm bảo an toàn.

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.  

Lời giải chi tiết:

Một số cách xử lí khi có cháy để đảm bảo an toàn:

- Bình tĩnh khi gặp đám cháy và báo cho người lớn biết. 

- Di chuyển ra khỏi đám cháy bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. 

- Trong trường hợp quần áo bị bén lửa thì dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa. 

- Sử dụng bình chữa cháy để làm giảm sự lan ra của vị trí cháy. 

close