A. Hoạt động thực hành - Bài 2C: Những con số nói gì?Giải bài 2C: Những con số nói gì? phần hoạt động thực hành trang 24, 25, 26 sách VNEN tiếng việt 5 với lời giải dễ hiểu
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Nhận xét về báo cáo thống kê. a) Đọc lại bài Nghìn năm văn hiến. b) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về: - Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919. - Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại. - Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay. Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: - Từ năm 1075 đến năm 1919, số khoa thi của nước ta là 185 khoa thi, số tiến sĩ của nước ta là 2896 tiến sĩ. - Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại được thống kê như sau: + Triều Lý: 6 khoa thi, 11 tiến sĩ, 0 trạng nguyên + Triều Trần: 14 khoa thi, 51 tiến sĩ, 9 trạng nguyên + Triều Hồ: 2 khoa thi, 12 tiến sĩ, 0 trạng nguyên + Triều Lê: 104 khoa thi, 1780 tiến sĩ, 27 trạng nguyên + Triều Mạc: 21 khoa thi, 484 tiến sĩ, 11 trạng nguyên + Triều Nguyễn: 38 khoa thi, 558 tiến sĩ, 0 trạng nguyên c) Các số liệu thông kê trên được trình bày dưới hình thức nào? Gợi ý: Em xem lại các trình bày số liệu trong bài. Trả lời: Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới hình thức là nêu số liệu và trình bày bảng số liệu.
d) Các số liệu thông kê nói trên có tác dụng gì? Gợi ý: Em có thấy khi nhìn vào bảng thống kê em dễ dàng hình dung và so sánh giữa các triều đại với nhau hơn không? Từ bảng thống kê đó em thấy được điều gì? Trả lời: Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng - Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. - Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hóa lâu đời của nước ta. Câu 2 Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau
Phương pháp giải: Em làm theo yêu cầu của bài tập. Lời giải chi tiết: BẢNG THỐNG KÊ SỐ HỌC SINH TRONG LỚP
Câu 3 Tìm và viết vào vở những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ. Phương pháp giải: Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Tìm trong đoạn văn những từ đồng nghĩa với từ “mẹ” Lời giải chi tiết: Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ. Câu 4 Chơi trò chơi: Thi xếp nhanh các từ đã cho vào ba nhóm từ đồng nghĩa. Chuẩn bị: Hai nhóm chơi, mỗi nhóm có một bộ thẻ từ, bảng lớp kẻ sẵn ba cột. Cách chơi: - Từng bạn trong nhóm lấy lần lượt một trong các thẻ từ: bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thên thang. - Thi xếp nhanh thẻ từ vào một trong ba nhóm đồng nghĩa
Phương pháp giải: Em làm theo yêu cầu của bài tập xếp các từ sau vào từng nhóm thích hợp: bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang. Lời giải chi tiết:
Câu 5 Viết một đoạn văn tả cảnh (khoảng 5 câu) trong đó có dùng một số từ đã nêu ở hoạt động 4 Phương pháp giải: - Viết đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn - Nội dung: Tả cảnh - Yêu cầu: có dùng một số từ ngữ đã nêu ở hoạt động 4 Lời giải chi tiết: Sáng sớm, cánh đồng sau vụ gặt rộng mênh mông chẳng tìm thấy bóng người. Khung cảnh thật vắng vẻ và hiu hắt. Mặt trời dần dần nhô lên, một ngày mới lại đến. Vài giọt sương còn đọng lại bên gốc dạ được nắng chiếu biến thành long lanh, huyền ảo. Lúc này, vài ba người đã ra đồng. Họ đi dọc các bờ ruộng, nhặt lấy những cây lúa còn vương lại sau đợt gặt vừa qua. HocTot.Nam.Name.Vn
|