A. Hoạt động thực hành - Bài 12C: Những người tôi yêu

Giải bài 12C: Những người tôi yêu phần hoạt động thực hành trang 130, 131, 132 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Cùng đoán

Những chi tiết dưới đây nói về một vị lãnh tụ của Việt Nam. Đó là ai?

- Dáng cao cao, người thanh thanh, mái tóc bạc phơ, vầng trán rộng, mắt sáng như sao, râu hơi dài, nước da nâu vì sương gió, tuy đã già rồi nhưng vẫn vui tươi

- Việc quân việc nước đã bàn

Xách bương, dắt trả ra vườn tưới rau

Phương pháp giải:

- Dòng giới thiệu thứ nhất khiến em nghĩ tới bài hát nào; dòng giới thiệu thứ 2 khiến em nghĩ tới bài thơ nào.

Bài thơ và bài hát này đều nhắc tới một người duy nhất, em hãy suy nghĩ để đoán nhé

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết này nói về một vị lãnh tụ của Việt Nam đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

Câu 2

 Đọc hai đoạn văn tả người bà

            Bà ngồi xuống cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.

            Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu và trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

Câu 3

 Viết vào vở những đặc điểm ngoại hình của người bà được miêu tả trong bài văn trên:

- Mái tóc bà: ………….

- Đôi mắt bà: ……………

- Khuôn mặt bà: …………

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai đoạn văn tả người bà ở bài tập 2, chú ý những chi tiết miêu tả mái tóc, đôi mắt và khuôn mặt.

Lời giải chi tiết:

- Mái tóc bà:

+Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối.

+Mớ tóc dày khiến bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.

- Đôi mắt bà: Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, vui tươi

- Khuôn mặt bà: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn còn tươi trẻ.

Câu 4

 Nhận xét về cách dùng từ ngữ của tác giả trong hai đoạn văn ở hoạt động 2.

Phương pháp giải:

- Những từ ngữ nào giàu sức gợi tả?

- Những chi tiết nào đáng chú ý?

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ giàu sắc gợi tả là: phủ kín, xõa, nâng, ướm, đưa, nở ra

Những chi tiết đáng chú ý là: 

Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối.

Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên như những tia sáng ấm áp, tươi vui.

Câu 5

Tả ngoại hình một người bạn trong lớp, đố các bạn trong nhóm đoán được đó là ai.

Phương pháp giải:

Em quan sát các đặc điểm ngoại hình của bạn mình như: mái tóc, làn da, vóc dáng, đôi mắt, cái mũi, khuôn miệng,… xem có điểm gì đặc biệt nổi bật rồi miêu tả lại.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo:

            Thủy có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn. Vóc dáng nhỏ bé nhưng bù lại Thủy rất nhanh nhẹn. Thoắt cái đã làm xong việc đâu ra đấy, thoắt cái đã chạy tới chỗ này, thoắt cái đã bước tới chỗ kia. Thủy có một mái tóc đen mượt, dài tới ngang lưng. Trong khi mà nhiều bạn đã bắt đầu theo đuổi mái tóc ngắn, nhuộm màu thì Thủy vẫn trung thành với nét đẹp truyền thống đó. Mái tóc đen đó càng làm nổi bật làm da trắng của bạn. Đôi mắt của Thủy to, long lanh và đen lay láy. Mỗi lúc nói chuyện đôi mắt ấy sáng lấp láy, linh động khiến ai cũng phải mải miết chú ý mà ngước nhìn. Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, nhìn vào đôi mắt ươn ướt ấy ngay từ đầu em đã cảm nhận được Thủy là cô bạn vô cùng nhạy cảm và sống nội tâm. Khuôn miệng bạn lúc nào cũng mỉm cười vui vẻ, mỗi lần cười tươi lại lộ ra lúm đồng tiền duyên ơi là duyên.

Câu 6

Tìm quan hệ từ trong đoạn trích dưới đây và cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu:

A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

Phương pháp giải:

Quan hệ từ “của” nối các từ ngữ “cái cày” và “người Hmông”

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn văn trên có các quan hệ từ là của, như, như, bằng

- Quan hệ từ của nối cái cày với người Hmông

- Quan hệ từ như nối vòng với hình cái cung

- Quan hệ từ như nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

- Quan hệ từ bằng nối bắp cày với gỗ to màu đen

Câu 7

Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu dưới đây biểu thị những quan hệ gì?

a) Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu.

b) Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xoá trên những cành cây gie sát ra sông.

(Theo Đoàn Giỏi)

Gie: Chìa ra

c) Nếu hoa có ở trời cao

Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

(Nguyễn Đức Mậu)

Phương pháp giải:

Em chọn một trong các từ ngữ cho trong ngoặc, điền vào chỗ trống để hoàn thành các nhận xét.

Câu a: Từ nhưng biểu thị ….

Câu b: Từ mà biểu thị ….

Câu c: Cặp từ nếu … thì …. biểu thị …..

(quan hệ tương phản, quan hệ giả thiết – kết quả, quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ tăng tiến)

Lời giải chi tiết:

Câu a: Từ nhưng biểu thị quan hệ tương phản

Câu b: Từ mà biểu thị quan hệ tương phản

Câu c: Cặp từ nếu … thì …. biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả

Câu 8

Chọn quan hệ từ (và, nhưng, trên, thì, ở, của) thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:

a. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm …….. cao.

b. Một vầng trăng tròn, to ………. đỏ hồng hiện lên ……… chân trời, sau rặng tre đen ……… một ngôi làng xa

c. Trăng quầng…. hạn, trăng tán ………… mưa.

d. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn ở đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng ……….. thương yêu tôi hết mực, …………. sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi điền từ thích hợp trong ngoặc vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

a. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao.

b. Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa

c. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

d. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn ở đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và thương yêu tôi hết mực, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Câu 9

a) Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: mà, thì, bằng

b) Đổi vở cho bạn để nhận xét:

- Bạn đặt câu có đúng cấu tạo không?

- Bạn dùng quan hệ từ có đúng không?

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Tôi đã nói nhiều lần mà nó vẫn không chịu nghe.

- Kế hoạch lần này mà thất bại thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

- Anh ấy trả lời bằng một giọng nói khó chịu.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close