A. Hoạt động cơ bản - Bài 8A: Giang sơn tươi đẹpGiải bài 8A: Giang sơn tươi đẹp phần hoạt động cơ bản trang 79, 80, 81 sách VNEN tiếng việt 5 với lời giải dễ diểu
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Quan sát một trong các bức ảnh sau và nói về vẻ đẹp của cảnh vật trong ảnh:
Gợi ý: - Ảnh 1: Một thác nước thật hùng vĩ. Dòng nước trắng xoá đổ từ trên cao xuống như một toà lâu đài được buông hai chiếc màn trắng muốt trước cổng. Bọt nước tung mù cả chân thác, luồn lách theo các ghềnh đá với đủ hình thù độc đáo. - Ảnh 2: Phong cảnh của vịnh thật nên thơ với vô số đảo nổi xanh um cây cối. Mặt nước vịnh nhuộm hai sắc xanh của mây trời và xanh của rừng cây. Từng chiếc thuyền buồm như vỏ sò khổng lồ, thuyền nan nhỏ tẹo, ghe chài to bản di chuyển qua lại trên mặt vịnh lăn tăn sóng gợn. - Ảnh 3: Thảm lúa dày đặc như nhung, uốn lượng thành bậc của nhiều gam màu đẹp như tranh vẽ. Những thửa ruộng bậc thang miền Trung du mang một nét văn hoá đặc sắc của dân tộc vùng cao. - Ảnh 4: Con rạch rợp bóng râm phủ một màu xanh của miền sông nước. Dãy đước thẳng tắp, xếp đều hai bên như một cổng chào được trải thảm xanh trên mặt nước lung linh ánh nắng; mời gọi du khách quẫy tay chèo trên thuyền độc mộc, đến với vườn cây ăn quả sum sê. Câu 2 Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau: Kì diệu rừng xanh
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc ấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là mokột người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng đang giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí. Theo Nguyễn Phan Hách Câu 3 a) Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa Lúp xúp: ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau. Tân kì: mới lạ. b) Quan sát các bức ảnh và đọc từ ngữ bên dưới. Vượn bạc má: một loài vượn có chòm long trắng như bông ở hai má. Khộp: cây thân gỗ thẳng, họ dầu, lá to và rụng sớm vào mùa khô. Con mang (con hoẵng): loài thú rừng cùng họ với hươu, sừng bé có hai nhánh, lông màu vàng đỏ. Câu 4 Cùng luyện đọc Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài (đoạn 1: từ đầu đến lúp xúp dưới chân; đoạn 2: tiếp theo đến đưa mắt nhìn theo; đoạn 3: còn lại). Sau đó, một em đọc toàn bài Câu 5 Cùng nhau hỏi đáp theo các câu hỏi dưới đây: 1) Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì? Vì sao các bạn lại có những liên tưởng ấy? 2) Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào? 3) Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? Phương pháp giải: 1) Em đọc đoạn văn thứ 1 trong bài. 2) Em suy nghĩ và trả lời. 3) Em đọc đoạn văn thứ 2 trong bài. Lời giải chi tiết: 1) * Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị như sau: - Các bạn trẻ thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm. - Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. - Bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân. * Các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị như vậy là vì quan sát hình dáng bé nhỏ lúp xúp của những cây nấm thật giống với những lâu đài tí hon. 2) Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. 3) Những muông thú trong rừng được miêu tả như sau: - Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. - Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. - Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. - Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. -> Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú. Câu 6 Trả lời câu hỏi trước lớp. 1) Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”? 2) Phát biểu cảm nghĩ riêng của em khi đọc bài Kì diệu rừng xanh. (Viết cảm nghĩ vào vở) Phương pháp giải: 1) Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3 trong bài rồi xác định rừng khộp có màu gì? Những động vật sống trong rừng có màu gì? 2) Em nghĩ về những sự vật xuất hiện trong khu rừng rồi nêu cảm nhận. Lời giải chi tiết: 1) Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì: có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn. Lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng,… 2) Sau khi đọc xong bài Kì diệu rừng xanh em cảm thấy rất muốn đến thăm khu vườn kì diệu này. Nơi đây đúng là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nơi có những cây nấm lúp xúp như những toà lâu đài, rừng khộp như “giang sơn vàng rợi” bởi mọi thứ ở nơi này đều tràn ngập sắc vàng. Và cả những loài động vật hoang dã sống trong khu rừng nữa. . Lạc vào nơi này thật không khác gì được bước chân vào một khu vườn cổ tích kì diệu. HocTot.Nam.Name.Vn
|