A. Hoạt động cơ bản - Bài 12B: Nối những mùa hoaGiải bài 12B: Nối những mùa hoa phần hoạt động cơ bản trang 125, 126, 127, 128, 129 sách VNEN với lời giải dễ hiểu
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 7 Tìm hiểu về cấu tạo bài văn tả người: 1) Đọc bài văn sau: Hạng A Cháng Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc: - A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá! A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hơmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!”và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc… Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày , thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp… Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo. Theo MA VĂN KHÁNG - Mổng (tiếng Hmông): đi - Sa cày: đường cày
2) Mỗi phần 1, 2, 3 của bài văn trên có nội dung gì? (Nối tên mỗi phần của bài văn ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B trong phiếu bài tập để trả lời) 3) Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào? 4) Ngoại hình của A Cháng có những đặc điểm gì nổi bật? 5) Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của Hạng A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào? 6) Ý chính của đoạn kết bài là gì? Chọn ý đúng để trả lời. a) Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình của Hạng A Cháng. b) Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng. c) Ca ngợi tài năng của Hạng A Cháng. d) Ca ngợi dòng họ Hạng của A Cháng 7) Từ bài văn trên, nhận xét cấu tạo của bài văn tả người. - Bài văn tả người thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - Mỗi phần trong bài văn tả người thường có nội dung gì? Phương pháp giải: 2) Em đọc lại bài văn để xác định nội dung của từng phần. 3) Em đọc phần 1 trong bài văn. 4) Em tìm những chi tiết miêu tả nước da, vóc dáng, đôi vai, bộ ngực, bắp tay, bắp chân,… của Hạng A Cháng. 5) Em nhận xét ngoại hình, sức khoẻ, tinh thần lao động của Hạng A Cháng. 6) Em đọc kĩ lại phần thứ 3 xem nội dung xem vẻ đẹp ngoại hình, sức lực tràn trề, tài năng hay dòng họ mới là thứ được tập trung nhắc tới. 7) Em suy nghĩ rồi hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: 2)
3) Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ. Điều này khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng và tò mò về Hạng A Cháng ngay từ phút ban đầu. 4) Đặc điểm nổi bật trong ngoại hình của Hạng A Cháng: - Ngực nở vòng cung - Da đỏ như lim - Bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. - Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. - Khi cày thì nhìn Hạng A Cháng trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. 5) Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người lao động rất khỏe, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc 6) Ý chính của đoạn kết bài đó là: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng. Chọn đáp án: b 7) Bài văn tả người thường gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài: Giới thiệu người định tả - Thân bài: + Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,..) + Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,…) - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. Ghi nhớ
HocTot.Nam.Name.Vn Câu 1 Dựa vào những bức ảnh bên dưới và các câu hỏi trong vòng tròn ở giữa sơ đồ, nói những điều em biết về loài ong. Phương pháp giải: Em quan sát tranh, chú ý câu hỏi trong vòng tròn để trả lời. Lời giải chi tiết: - Ong là loài côn trùng, sống theo đàn. - Hằng ngày, ong sử dụng đôi cánh của mình để đi kiếm ăn. Thức ăn của loài ong chính là phấn của các loại hoa. Sau khi hút phấn, ong sẽ mang về tổ và tạo nên những giọt mật vô cùng thơm ngon và giàu dinh dưỡng. - Chúng ta có thể sử dụng mật ong để pha nước uống, để chế biến món ăn và thậm chí còn để giúp các chị em phụ nữ làm đẹp. Câu 2 Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau: Hành trình của bầy ong Với đôi cánh đẫm nắng trời Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa. Không gian là nẻo đường xa Thời gian vô tận mở ra sắc màu. Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. Tìm nơi bờ biển sóng tràn Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa. Tìm nơi quần đảo khơi xa Có loài hoa nở như là không tên... Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa. Nối rừng hoang với biển xa Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào. (Nếu hoa có ở trời cao Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm) Chắt trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay. Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời. Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày. NGUYỄN ĐỨC MẬU Câu 3 Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: - Đẫm: Ướt sũng (đẫm nắng trời: ý nói đôi cánh ong tắm trong ánh nắng như thấm đẫm nắng trời). - Men: Chất được dùng trong quá trình làm bia, rượu; chất gây say. Câu 4 Cùng luyện đọc: - Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ cho đến hết bài. - Chú ý đọc nhấn giọng ở các từ ngữ: đẫm, trọn đời, vô tận, thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng, rong ruổi, nối liền, ngọt ngào,… - Chú ý đổi lượt để một bạn được đọc nhiều khổ thơ. Câu 5 Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Những chi tiết nào nói lên hành trình vô tận của bầy ong? 2) Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? 3) Nơi rừng sâu, biển xa, quần đảo mà bầy ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt? 4) Em hiểu câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” ý nói gì? 5) Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về sự cần cù và công việc của loài ong? Phương pháp giải: 1) Em đọc khổ thơ đầu tiên. 2) Em đọc khổ thơ thứ hai. 3) Em đọc khổ thơ thứ hai. 4) Em đọc kĩ câu thơ để trả lời. 5) Em đọc kĩ hai dòng thơ cuối bài. Lời giải chi tiết: 1) Những chi tiết nói lên hành trình vô tận của bầy ong đó là: - Những chi tiết thể hiện sự vô cùng của không gian: đôi cánh đẫm nắng trời của bầy ong, không gian là cả nẻo đường xa. - Những chi tiết thể hiện sự vô tận của thời gian: bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận 2) Bầy ong đến tìm mật ở khắp mọi nơi, rong ruổi trăm miền để tìm kiếm: nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với đảo xa… giá như hoa có ở trời cao thì loài ong cũng sẽ chăm chỉ và cần mẫn để tìm kiếm. 3) Nơi rừng sâu, biển xa, quần đảo mà bầy ong đến có vẻ đẹp đặc biệt: Nơi thăm thẳm rừng sâu – Bập bùng hoa chuối, trắng trời hoa ban Nơi bờ biển sóng trào – Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa Nơi quần đảo khơi xa – Có loài hoa nở như là không tên 4) Em hiểu câu thơ đó như sau: Câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” có nghĩa là đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời. 5) Thông qua hai dòng thơ cuối bài, điều tác giả muốn nói đến là: - Công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp và lớn lao - Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy. - Thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa sống lại, không phai tàn Câu 6 Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài
|