Bài 8. Bạo lực học đường - Cánh diềuEm hãy quan sát những hình bên để đặt tên cho mỗi hình ảnh và giải thích ý nghĩa của tên gọi đó Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi trang 40 SGK GDCD - Cánh diều Phương pháp giải: Trực quan, liên hệ thực tế Lời giải chi tiết: Hình ảnh đầu tiên: Sự cô lập. Hình ảnh là hững đôi tay màu đen cùng chỉ vào đôi tay khác màu so với các đôi tay khác. Cô lập là bị tách riêng ra, tách biệt với mối quan hệ khác. Hình ảnh 2: Đoàn kết. Hình ảnh những đôi bàn tay xếp lên nhau thể hiện sự đoàn kết. Khám phá 1 Trả lời câu hỏi trang Khám phá 1 41 SGK GDCD - Cánh diều Hình ảnh: (trang 41) Đọc và trả lời câu hỏi: a) Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định những hành vi bạo lực học đường được thể hiện qua mỗi trường hợp và hình ảnh trên? b) Ngoài những hành vi trên, em còn biết hoặc chứng kiến những hành vi bạo lực học đường nào khác? Phương pháp giải: - Trực quan - Liên hệ bản thân - Liên hệ thực tế Lời giải chi tiết: a) Những hành vi bạo lực học đường được thể hiện qua mỗi trường hợp và hình ảnh trên: - Ở trường hợp 1 và hình ảnh 1: Hành vi nói xấu, lảng tránh, cô lập T là hành vi bạo lực học đường. - Ở trường hợp 2 và hình ảnh 2: Hành vi xúc phạm, gạt chân khiến H bị ngã là hành vi bạo lực học đường. b) Một số hành vi bạo lực học đường: + Lăng mạ, chế giễu bạn + Xua đuổi, lảng tránh bạn + Nói xấu, tung tin đồn không chính xác về bạn Khám phá 2 Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 42 SGK GDCD - Cánh diều Đọc và trả lời câu hỏi: a) Theo em, những hành vi nào của các nhân vật trong từng tình huống trên là hành vi có tính chất bạo lực học đường? b) Nguyên nhân và hậu quả của những hành vi đó là gì? Phương pháp giải: - Trực quan - Đọc và tìm ý Lời giải chi tiết: a) Hành vi có tính chất bạo lực học đường: - Tình huống 1: Hay nổi nóng, gây gổ với bạn bè xung quanh, cãi nhau và định đánh bạn. - Tình huống 2: Dọa dẫm, bắt nạt bạn bè. b) Nguyên nhân và hậu quả của những hành vi đó: - Nguyên nhân: + Tình huống 1: Do ảnh hưởng của việc xem nhiều phim ảnh bạo lực. + Tình huống 2: Vì thích thể hiện mình là người mạnh mẽ. - Hậu quả: + Tình huống 1: H bị nhà trường cảnh cáo và phải xin lỗi bạn. + Tình huống 2: V không được các bạn xung quanh yêu quý. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 43 SGK GDCD - Cánh diều Bài 1: Những hành vi nào dưới đây là bạo lực học đường? Vì sao? A. Chụp trộm hình ảnh của một bạn khác và gửi cho nhóm bạn để bàn tán, chế giễu. B. Lấy đồ ăn sáng của bạn khác. C. Bịt tai mỗi khi một bạn học sinh phát biểu hay nói chuyện. D. Nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng. E. Gửi những tin nhắn, hình ảnh, video, bài viết nhằm gây tổn thương, tra tấn bạn khác. G. Véo tai, giật tóc một bạn khi đang nô đùa. H. Mượn đồ dùng của bạn nhưng quên không trả lại. Phương pháp giải: - Liên hệ thực tế - Loại trừ đáp án sai Lời giải chi tiết: Những hành vi bạo lực học đường là: A. Hành vi chụp trộm là hành vi xúc phạm danh dự của bạn bị chụp trộm. Đây là hành vi bạo lực về tinh thần. B. Hành vi lấy đồ ăn sáng của bạn là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản. D. Hành vi nhại giọng bắt chước thiếu tôn trọng là hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự của bạn. Đây là hành vi bạo lực về tinh thần. E. Việc gửi tin nhắn, video, bài viết là hành vi gây tổn hại, tra tấn, bôi nhọ danh dự bạn. Đây là hành vi bạo lực trực tuyến. G. Hành vi véo tai, giật tóc là hành vi làm tổn hại đến thân thể bạn. Đây là hành vi bạo lực thể chất. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 43 SGK GDCD - Cánh diều Bài 2: Trong một buổi hoạt động ngoại khóa về phòng, chống bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bạo lực học đường chỉ gây tổn hại tới người bị bạo lực. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? Phương pháp giải: - Liên hệ bản thân - Liên hệ thực tế Lời giải chi tiết: Em không đồng ý với ý kiến trên vì khi bạo lực học đường không chỉ có người bị bạo lực bị tổn hại mà ngay cả người gây bạo lực cũng bị tổn hại: + Người gây ra bạo lực học đường cũng có thể bị tổn hại về thể chất, tinh thần, bị lệch lạc về nhân cách, phải chịu các hình phạt kỉ luật, thậm chí nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. + Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương về tinh thần, thể chất, ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 43 SGK GDCD - Cánh diều Bài 3: K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhai, hai bạn đã xảy ra xô xát. a) Theo em, ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên? b) Em hãy chỉ ra nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường trong tình huống đó Phương pháp giải: - Trực quan - Đọc và tìm ý trả lời Lời giải chi tiết: a) Theo em trong tình huống trên cả hai bạn K và C đều là người bị bạo lực học đường vì cả hai bạn đều tổn thương nhau về thể chất và tinh thần. b) Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường trong tình huống đó là: + Nguyên nhân: Do hai bạn K và C có xích mích với nhau trên mạng xã hội. + Hậu quả: Hai bạn đã xảy ra xô xát, bị thương về thể chất. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 43 SGK GDCD - Cánh diều Bài 4: Em hãy kể một trường hợp bạo lực học đường mà em biết, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả của tình huống bạo lực học đường đó. Phương pháp giải: - Liên hệ bản thân - Liên hệ thực tế Lời giải chi tiết: Trong lớp có một bạn gia đình khá giả, bố mẹ nuông chiều và bận việc làm không có nhiều thời gian bên cạnh nên rất nghịch và thường xuyên bắt nạt các bạn khác trong lớp. Bạn đó thường xuyên chặn các bạn khác ở cổng trường và dọa đánh nếu không làm theo lời bạn đó bảo. Có một lần bạn đã bị thầy cô giáo bắt gặp hành vi bắt nạt bạn bè. Ngay sau đó bạn đó đã bị nhà trường, thầy cô kỉ luật vì hành vi bắt nạt, dọa đánh bạn bè. => Trong tình huống trên: + Nguyên nhân là do bố mẹ nuông chiều và thiếu sự quan tâm của bố mẹ. + Hậu quả: Bạn đó đã bị nhà trường, thầy cô kỉ luật vì hành vi bắt nạt, dọa đánh bạn bè. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 43 SGK GDCD - Cánh diều Bài 1: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền: tranh vẽ, video với thông điệp truyền thông về nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường. Phương pháp giải: Liên hệ bản thân Lời giải chi tiết: Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 43 SGK GDCD - Cánh diều Bài 2: Em hãy cùng bạn xây dựng một tiết mục văn nghệ( tiểu phẩm, nhạc kịch,...) về chủ đề phòng chống bạo lực học đường và trình bài trong tiết học sau. Phương pháp giải: Liên hệ bản thân Lời giải chi tiết: Một tiết mục văn nghệ cần chuẩn bị: + Hình thức: Tiểu phẩm + Xây dựng tình huống và đưa ra hướng giải quyết: Ví dụ như tình huống bạn học sinh A do va chạm gây ra xích mích với bạn B đã bị bạn B đặt điều nói xấu khiến A bị bạn bè trong lớp cô lập, xa lánh. Bạn A đã tâm sự với cô và nhờ cô giáo can thiệp giải quyết. Sau khi được cô giáo khuyên, bạn B đã hiểu ra và xin lỗi A. + Cuối tiểu phẩm cần đưa ra được thông điệp phòng chống bạo lực học đường như “ Vì môi trường giáo dục lành mạnh - Nói không với bạo lực học đường”, “ Xóa bỏ bạo lực, tích cực yêu thương”,... + Phân vai đóng tiểu phẩm Trình bày tiểu phẩm vào buổi sau
|