Bài 2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻNêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện "Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ" và những bức tranh trên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khám phá 1 Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 10 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức: a) Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện "Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ" và những bức tranh trên. b) Trong các bức tranh trên, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành vi đó? c) Em hãy kể tên một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Phương pháp giải: - Đọc thông tin trong câu chuyện "Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ" và quan sát những bức tranh trên sau đó nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. - Nhận xét của bản thân về những hành vi đó. - Liệt kê một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ mà em biết. Lời giải chi tiết: a) Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ: - Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm. - Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn. - Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. b) Ở bức tranh 3, hành vi từ chối đi thăm bạn ốm chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Theo em hành vi đó thể hiện sự vô cảm, thờ ơ trước khó khăn đau khổ của người khác. Em nghĩ chúng ta cần phải luôn quan tâm đến bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn. c) Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ: - Cô giáo quan tâm và giúp đỡ các bạn học kém trong lớp. - Các bạn học sinh dẫn người già qua đường. - Nhà trường thầy cô và các bậc phụ huynh lập ra quỹ hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, - Khi miền Trung gặp lũ lụt, nhiều quỹ từ thiện được lập ra để cùng nhau ủng hộ, quyên góp chung tay giúp đỡ. Khám phá 2 Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 12 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã mang lại điều gì? b) Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Phương pháp giải: - Đọc trường hợp và nêu được những ý nghĩa sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã mang lại trong trường hợp trên. - Từ những suy nghĩ của bản thân, lí giải lí do vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ Lời giải chi tiết: a) Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ mang lại : Trường hợp 1: Niềm vui,hạnh phúc và ấm áp đối với Mai. Trường hợp 2: Giúp An cảm thấy bớt hồi hộp, lo lắng. Trường hợp 3: Giup Thanh cảm thấy ấm lòng trong mùa đông lạnh giá. Ý nghĩa: Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗi buồn để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn; các mối quan hệ gia đình, bạn bè trở nên tốt đẹp và bền vững hơn. b) Theo em trong cuộc sống của chúng ta, xung quanh vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh. Họ cần sự giúp đỡ rất nhiều, vì thế chúng ta cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ.Tình yêu thương, đồng cảm, sẻ chia luôn là bài ca ngọt ngào của cuộc sống, là những mầm non cho cây đời mãi xanh tươi. Cho đi và nhận lại luôn là hai kết quả trên một hành trình, mà ở đó kẻ cho và người nhận đều cảm thấy được sẽ chia, an lòng và hạnh phúc. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 12 SGK GDCD 7– Kết nối tri thức Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a) Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm,cảm thông và chia sẻ . b) Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới cần quan tâm,cảm thông và chia sẻ . c) Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông chia sẻ chỉ cần tặng quà là đủ. d) Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ,hạnh phúc và yêu thương nhau hơn. Phương pháp giải: - Đọc ý kiến và lí giải vì sao tán thành hay không tán thành với kiến đó. Lời giải chi tiết: a) Em không tán thành vì ai cũng cần tới sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Tuy nhiên, những người gặp khó khăn cần nhiều hơn. b) Em không tán thành vì dù họ không đề nghị (có thể vì ngại ngần, có thể vì họ sợ làm phiền người khác) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Bên cạnh đó, nếu mình cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì cũng nên có lời đề nghị người khác giúp đỡ. c) Em không tán thành vì tặng quà (vật chất) chỉ là một biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ còn cần cả những lời nói, cử chỉ ân cần để thể hiện tấm lòng thật sự quan tâm, biết nghĩ đến người khác. d) Em tán thành vì đó chính là ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 13 SGK GDCD 7 - Kết nối tri thức: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây: a) Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết. b) Thấy hoàn cảnh bác hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác. c) Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì,... Thấy vậy ,C ngạc nhiên hỏi :" Cậu cũng có những thứ đó ,sao phải mượn của V làm gì?".K đáp:"Nhà V ở cạnh nhà mình.V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân ,nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn". d) Trên đường đi học về,thấy một bạn bị bắt nạt ,T định dừng lại can ngăn nhưng A kéo tay lại bảo :"Thôi..." Phương pháp giải: - Đọc thông tin và nêu được nhận xét về những hành vi đó. Lời giải chi tiết: a) Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường xuyên gọi điện hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm với ông bà, ông bà sẽ rất vui vẻ và hạnh phúc khi H quan tâm và yêu thương ông bà. b) Việc làm của M thể hiện bạn rất biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bác hàng xóm. c) Việc làm của K thể hiện bạn không chỉ quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bạn bè mà còn rất khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đó. d) Việc làm của A thể hiện bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi thấy người khác gặp hoàn cảnh khó khăn. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 13 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức: Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống dưới đây: a) Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc.Bạn em nói :"Sẽ có người khác giúp em ấy,còn mình phải đến trường cho kịp giờ học " b) Hoàn cảnh gia đình của H rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ .H tâm sự với em và muốn em không nói với ai. c) Mặc dù rất muốn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em không có điều kiện vật chất. Phương pháp giải: - Đọc các tình huống và đưa ra được lời khuyên đối với các bạn trong từng tình huống Lời giải chi tiết: a) Tình huống 1: Cách 1: Em sẽ nói với bạn để dẫn em bé đến trụ sở công an gần nhất sau đó sẽ xin lỗi cô giáo nếu không đến kịp giờ học. Cách 2: Em sẽ dẫn em bé đến trường, gửi ở phòng bảo vệ, nói với bác bảo vệ và thầy, cô giáo để có cách giúp em bé. Cách 3: Em sẽ gọi điện/tìm người lớn thân quen giúp đỡ em bé,... b) Tình huống 2 Cách 1: Em sẽ động viên, chia sẻ về mặt tinh thần cùng với H để bạn tập trung học tập. Cách 2: Em sẽ nói với thầy cô hoặc lớp trưởng để có giải pháp giúp đỡ bạn. c) Tình huống 3 Cách 1: Em sẽ cùng các bạn bè trong lớp và cô giáo mở một đợt quyên góp để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cách 2: Nếu không có điều kiện vật chất để giúp bạn, em vẫn có thể giúp bạn bằng cách động viên, an ủi, lắng nghe, chia sẻ buồn vui cùng bạn. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 13 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức: Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào? Hãy chia sẻ theo gợi ý dưới đây:
Phương pháp giải: - Liệt kê những lời nói việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ mà em biết. Lời giải chi tiết:
Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 13 SGK GDCD 7– Kết nối tri thức Sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó? Phương pháp giải: - Sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết. - Từ tấm gương đó, rút ra được những bài học gì cho bản thân Lời giải chi tiết: "Đôi khi, những điều bạn làm nho nhỏ nhưng lại có thể thay đổi cả cuộc đời của người khác" (Khuyết danh). Thật vậy, sự sẻ chia sẽ đưa con người gần nhau hơn. Cách chúng ta nửa vòng Trái Đất, chắc hẳn mọi người sẽ biết tới Bill Gates – tỷ phú của thế giới. Ông trước khi thành công, đã từng từ bỏ trường Đại học nổi tiếng Harvard và cùng nhóm bạn thất bại nhiều lần; đứng lên khỏi vấp ngã và thành lập công ty Microsoft. Khi thành công, ông đã dùng 95% khối tài sản của mình để sẻ chia, giúp đỡ những người gặp phải khó khăn, bất hạnh trên toàn thế giới. Như vậy, việc làm của Bill Gates chính là hành động của một người giàu lòng sẻ chia và đồng cảm với mọi người. Em rất ngưỡng mộ ông và luôn tự nhủ với bản thân sẽ luôn quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của người khác, để mọi người trong cuộc sống đều sẽ luôn được vui vẻ, hạnh phúc. Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 13 SGK GDCD 7– Kết nối tri thức: Em hãy tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn và lập kế hoạch giúp đỡ bạn đó. Phương pháp giải: Em lập kế hoạch và thực hiện việc giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp trường hoặc ở địa phương như: + Đầu tiên xác định mục tiêu của kế hoạch là gì? + Xác định họ tên, hoàn cảnh những bạn cần giúp đỡ trong lớp. + Thời gian giúp đỡ là khi nào? + Các việc làm cụ thể cần giúp đỡ là gì? =>Từ đó đưa ra bản kế hoạch với những nội dung chính và cách thực hiện có thể thông qua bảng Lời giải chi tiết:
|