Giai đoạn từ sau 1907 đến trước Cách mạng xã hội chủ aghĩa Tháng Mười Nga 1917

Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 - 1907, nước Nga bước vào thời kỳ thống trị của các lực lượng phản động. Trước tình trạng thoái trào của các mạng, trong hàng ngũ những người bônsêvích nảy sinh hiện tượng dao động

Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 - 1907, nước Nga bước vào thời kỳ thống trị của các lực lượng phản động. Trước tình trạng thoái trào của các mạng, trong hàng ngũ những người bônsêvích nảy sinh hiện tượng dao động, mất tinh thần, chạy dài, từ bỏ lập trường... Trong triết học, một số ngả theo chủ nghĩa duy tâm, thần bí, xuất hiện trào lưu “tìm thần” và “tạo thần” trong giới trí thức.

Chủ nghĩa Makhơ trong những năm này được dùng để chống lại chủ nghĩa duy vật biện chứng, phá hoại tư tưởng cách mạng, tước bỏ vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản. Những người theo chủ nghĩa liakhơ ở Nga muốn làm sống lại triết học duy tâm của Bêccơli và Hium.

Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết chống lại mọi trào lưu triết học phản mácxít, bảo vệ và phát triển triết học Mác. Năm 1908 Người đã viết tác phẩm triết học nổi tiếng: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (xuất bản tháng 5 - 1909). Đây là tác phẩm kinh điển của giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác. Ý nghĩa tổng quát của tác phẩm là đã giải đáp được những vấn đề quan trọng đang đặt ra đối với triết học Mác lúc đó, khái quát về mặt triết học những thành tựu khoa học tự nhiên, phê phán toàn diện triết học duy tâm và chủ nghĩa xét lại trong triết học. Tác phẩm của V.I.Lênin là kiểu mẫu về tính đảng vô sản trong cuộc đấu tranh chống những kẻ thù của chủ nghĩa Mác; kiểu mẫu về sự kết hợp giữa tính cách mạng nồng nhiệt với tính khoa học sâu sắc của triết học Mác.

Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán đã đặt ra và giải quyết cụ thể hàng loạt vấn đề triết học quan trọng.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trước sự phát triển của khoa học tự nhiên, đặc biệt là của vật lý học, do không nắm vững lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều nhà khoa học đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình hình đó chống lại triết học duy vật. Tác phẩm của Lênin ra đời đã đặt nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ chủ nghĩa duy vật, phát triển lý luận duy vật biện chứng về nhận thức. Lênin phê phán quan điểm sai lầm về nhận thức thế giới vật chất, đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Như vậy, đối lập với chủ nghĩa duy tâm (bao gồm cả chủ nghĩa bất khả tri), chủ nghĩa duy vật biện chứng coi vật chất là thực tại khách quan, tồn tại độc lập ngoài ý thức, con ngưòi và được phản ánh trong cảm giác, do đó, có thể nhận thức được.

Sự khẳng định về tính có thể nhận thức được của thế giới vật chất khách quan gắn liền với việc nghiên cứu sâu sắc và toàn diện tư tưởng của Ăngghen về vấn đề cơ bản của triết học, cũng như với sự phát triển lý luận phản ánh.

Phát triển lý luận phản ánh, Líênin đã vạch ra bản chất của cảm giác. Cảm giác xuất hiện do sự tác động của sự vật vào cơ quan cảm giác của chúng ta. cảm giác là sự chuyển hoá năng lượng của sự kích thích bên ngoài vào thành một yếu tố của ý thức. V.I.Lênin phê phán Êvênariút coi cảm giác ở đâu đó ngoài con người, và khẳng định: cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Khi bảo vệ lý luận phản ánh của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Lênin đã đấu tranh chống quan niệm của những người theo chủ nghĩa Makhơ đồng nhất cảm giác với sự vật kiểu Béccơli và Hium, cũng như chống sự tách rời tuyệt đối cảm giác và sự vật kiểu Cantơ đi tới phủ nhận khả năng của con người có thể nhận thức đúng đắn sự vật khách quan (như thuyết tượng trưng  của Hêmhônxơ).

Những tư tưởng trên đây của Lênin đã được trình bày tóm tắt trong ba kết luận về lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

1) Có những vật tồn tại độc lập đối với ý thức của chúng ta, độc lập đối với cảm giác của chúng ta, ở ngoài chúng ta....

2)          Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó. Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức...

3)           Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả những lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào”.

Vấn đề chân lý và tiêu chuẩn của chân lý cũng đuợc Lênin giải quyết một cách sâu sắc. Ông chỉ rõ, chân lý tương đối phát triển thành chân lý tuyệt đối, chân lý tuyệt đối là tổng số chân lý tương đối. Lênin đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thực tiễn như là tiêu chuẩn khách quan của chân lý. Người nhắc lại ý của Ăngghen: “Toàn bộ thực tiễn sống của con người thâm nhập vào bản thân lý luận nhận thức và cung cấp một tiêu chuẩn khách quan của chân lý”. Và “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận vể nhận thức”.

Phát triển lý luận mácxít về thực tiễn như là sự xác định tính chân thực của tri thức, Lênin đã đưa ra luận điểm về tính tuyệt đối của tiêu chuẩn thực tiễn. Đối với nhiều biểu tượng của chúng ta, tiêu chuẩn này là tuyệt đối, tức là nó chứng minh các biểu tượng đó là chân lý tuyệt đối. Đồng thời, tiêu chuẩn thực tiễn cũng là tương đối, nghĩa là nó chứng minh rằng tri thức của chúng ta về thế giới nói chung chỉ là các chân lý tương đối. Thế giới luôn luôn biến đổi, phát triển dẫn đến sự biến đổi, phát triển các biểu tượng của chúng ta về các sự vật của thế giới, và trong mỗi giai đoạn, thực tiễn của con người có giới hạn, không thể giải đáp đầy đủ nhiều vấn đề do sự phát triển đặt ra trước nó.

Sự phân tích của Lênin về thực chất cuộc khủng hoảng trong vật lý học cũng làm sâu sắc thêm lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Cuối thế kỷ XIX đầu thê kỷ XX đã diễn ra những phát minh lớn trong lĩnh vực vật lý học đòi hỏi thay đổi các kết luận cũ của vật lý về kết cấu vật chất. Sự phát minh ra điện tử và cấu tạo hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mỏ đầu “cuộc cách mạng mới trong khoa học tự nhiên”, tất yếu dẫn tới thay đổi những khái niệm vật lý cũ. Từ sự phá bỏ những khái niệm và quan niệm cũ, một số nhà vật lý học đã rút ra những kết luận duy tâm và bất khả tri, chứng tỏ không hiểu biết về lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, như Lênin nhận xét, đặc biệt không hiểu biết vê mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối.

Lênin viết: “Vật lý học mới sở dĩ đi chệch sang phía chủ nghĩa duy tâm, chủ yếu là vì các nhà vật lý học không hiểu được phép biện chứng”.

Từ sự phát hiện của vật lý học về cấu tạo phức tạp của nguyên tử, các nhà duy tâm đã rút ra kết luận sai lầm về vật chất “biến mất”, vật chất đã tiêu tan”. Kết quả sự nghi ngờ của nhà vật lý học đã dẫn đến cuộc khủng hoảng.

Lênin viết: “ Thực chất của cuộc khủng hoảng của vật lý học hiện tại là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ởsự gạt bỏ thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri”.

Con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng vật lý, như V.LLênin là chỉ ra, là phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự phân nhỏ của nguyên tử, sự biến đổi của mọi hình thức vật chất cũng như sự vận động của nó là điều khẳng định hùng hồn tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khẳng định mọi giới hạn trong tự nhiên đều chỉ là tương đối, có điều kiện, đều vận động, cũng giống như thế giới khách quan, tri thức của chúng xa về nó luôn luôn biến đổi, phát triển.

Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Lênin cũng là mẫu mực của sự phát triển các quan điểm duy vật mácxít về lịch sử xã hội. Trong tác phẩm, Lênin phê phán những người theo chủ nghĩa Makhơ ở Nga muốn đồng nhất chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Makhơ, xoá nhòa, thủ tiêu cuộc đấu tranh giữa các đảng phái trong triết học, thay lý luận khoa học về sự phát triển lịch sử bằng những quan điểm duy tâm - chủ quan. Chẳng hạn, họ đã phủ nhận luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử về vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với sự phát triển xã hội, về ý thức xã hội như là hình thức phản ánh của tồn tại xã hội, Lênin đã chỉ ra rằng, sai lầm của những người theo chủ nghĩa Makhơ ở Nga (Bôgđanốp và những người khác) là không thừa nhận các quan hệ vật chất xã hội khách quan và những quy luật phát triển của các mối quan hệ đó - là những cái không phụ thuộc vào ý thức con người và quyết định ý thức con người.

Lênin cũng kịch liệt phê phán quan niệm sai lầm của phái Makhơ đồng nhất quy luật sinh học với quy luật lịch sử, muốn dùng quy luật sinh học để gải thích các hiện tượng của đời sống xã hội.

Trong thời kỳ từ sau thoái trào của cuộc cách mạng 1905 - 1907 đến trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918), V.I.Lênin còn viết nhiều tác phẩm bảo vệ và phát triển triết học Mác và chủ nghĩa Mác nói chung. Trong đó, đặc biệt làm nổi bật ý nghĩa to lớn cải tạo thế giới của triết học Mác. Đó là những tác phẩm: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác; Số phận lịch sử của học thuyết Mác; Các Mác. Tư tưởng của chúng ngày nay còn giữ đầy đủ giá trị.

Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Lênin tiếp tục phát triển sáng tạo phép biện chứng mácxít, áp dụng nó vào việc phân tích thời đại lịch sử mới, phê phán những quan điểm sai lầm phủ nhận cách mạng của bọn cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế II, chỉ ra bản chất của chiến tranh và con đường giải quyết nó bằng cách mạng vô sản, cũng như nhiều vấn đề khác về sự phát triển có tính quy luật của xã hội.

Những vấn đề trên được Lênin trình bày chủ yếu trong các tác phẩm: Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (viết năm 1916 xuất bản năm 1917), Nhà nước và cách mạng (viết tháng Chín năm 1917, xuất bản tháng năm năm 1918), Bàn về khẩu hiệu Liên bang châu Âu (viết năm 1915).

Sự phát triển phép biện chứng mácxít được Lênin trình bày tập trung trong tác phẩm Bút ký triết học (viết từ khoảng năm 1914 đến năm 1916).

Trong chương riêng “Về vấn đề phép biện chứng”, Lênin đã phân tích sâu sắc tư tưởng coi phép biện chứng như là khoa học về sự phát triển.

Trong sự phát triển mới của khoa học vào đầu thế kỷ XX, vấn đề đặt ra đối với phép biện chứng không phải là thừa nhận hay không thừa nhận phát triển, mà là vấn đề hiểu thế nào về phát triển.

Trước hết, Lênin giải quyết vấn đề trung tâm trong lý thuyết về sự phát triển: vấn đề nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Có hai quan điểm đối lập nhau khi giải quyết vấn đề trên: quan điểm biện chứng phong phú, sống động và quan điểm siêu hình nghèo nàn, chết cứng. Lênin viết:

“Sự phát triển là cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập. Hai quan niệm cơ bản... về sự phát triển (sự tiến hoá): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại, và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập (sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập ấy).

... Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan niệm thứ hai là sinh động. Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khoá của “sự tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khoá của những “bước nhảy vọt”, của sự “gián đoạn tính tiệm tiến”, của sự “chuyển hoá thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”.

Trong Bút ký triết học, Lênin còn cho ta những mẫu mực tuyệt vời về sự nghiên cứu các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật; nguyên tắc về sự thống nhất giữa phép biện chứng, lôgíc học và lý luận nhận thức; những yếu tố cơ bản của phép biện chứng; về nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm, về tính mâu thuẫn của sự phản ánh trong trừu tượng khoa học V.V.. Đó là những công hiến vô giá vào kho tàng triết học Mác.

Lênin không chỉ bảo vệ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong cuộc đấu tranh chống các quan điểm thù địch với chủ nghĩa Mác, không những phát triển toàn diện triết học và chủ nghĩa Mác nói chung, mà còn vận dụng tài tình triết học đó vào việc phân tích thời đại mới – thời đại chủ nghĩa đế quốc, thời đại chiến tranh đế quốc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới, trả lời cho các vấn đề do tiến trình phát triển của chủ nghĩa tư bản và của phong trào cách mạng thế giới đặt ra.

Tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (viết năm 1916) và các tác phẩm khác viết cùng thời kỳ này đã chứa đựng sự phân tích biện chứng sâu sắc thời đại mới, vạch ra những quy luật và khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trên cơ sở đó, Lênin đã rút ra kết luận hết sức quan trọng đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, đối với hoặt động của đảng cộng sản về khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong một số nước, thậm chí trong một nước.

Khi quá trình cách mạng vô sản đã trở nên chín muồi thì vấn đề thái độ của cuộc cách mạng đó đối với nhà nước của giai cấp tư sản đế quốc có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Những thủ lĩnh của Quốc tế II đã ra sức chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, phản đối việc dùng cách mạng để xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa. Bọn theo chủ nghĩa vô chính phủ thì chống lại mọi nhà nước nói chung. Tình hình đó đặt ra trước những người mácxít chân chính nhiệm vụ phải tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn cách mạng của cấp vô sản, phát triển học thuyết Mác về cách mạng xã hội chủ nghĩa và nhà nước.

Tác phẩm Nhà nước và cách mạng của Lênin (viết vào tháng năm 1917 và xuất bản vào tháng 5 năm 1918) đã giải quyết xuất sắc các nhiệm vụ trên. Lênin không chỉ dừng lại ở sự phê phán những quan điểm sai lầm của bọn cơ hội chủ nghĩa (Bécstanh, Cauxky...) về nhà nước và cách mạng, mà còn phát triển lý luận Mác về các vấn đề làm phong phú nó bằng những kết luận mới. Những vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa như chuyên chính vô sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa, thời kỳ quá độ, các giai đoạn của sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng được Lênin đặc biệt chú ý.

Về vấn đề nhà nước, Lênin đã phát triển quan điểm duy vật biện chứng của Ph.Ăngghen coi sự xuất hiện nhà nước như là, sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử, phản ánh những mâu thuẫn không thể điều hoà của xã hội. Người viết: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được”. Còn về bản chất thì "... nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”.

Vấn đề nhà nước luôn luôn được Lênin gắn liền hữu cơ với vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và cũng qua đó phát triển những tư tưởng của Mác, Ăngghen về chuyên chính vô sản, về cách mạng bạo lực. Ông nói: “Không có cách mạng bạo lực thì không thể thay nhà nứơc tư sản bằng nhà nước vô sản được”. Lênin cũng đã coi tư tưởng chuyên chính vô sản” là tư tưởng đặc sắc nhất của Mác và Ăngghen về vấn đề nhà nước. Người nhấn mạnh, nhà nước của những người lao động, nhà nước chuyên chính vô sản “tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị” . Và ai không thừa nhận “đấu tranh giai cấp nhất định dẫn đến chuyên chính vô sản” thì người đó không phải là người mácxít chân chính.

Phát triển tư tưởng của Mác về nhà nước trong thời kỳ quá độ, Lênin cho rằng, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ đau đẻ kéo dài, và nhà nước trong thời kỳ đó chỉ có thể là nhà nước chuyên chính vô sản. Đó là nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ đối với đa số nhân dân lao động và chuyên chính đối với thiểu số bọn bóc lột, ăn bám. Lực lượng lãnh đạo nhà nước chuyên chính vô sản phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân tức chính đảng mácxít Lênin viết: “Chủ nghĩa Mác giáo dục đảng công nhân, là giáo dục đội tiền phong của giai cấp vô sản, đội tiền phong này đủ sức nắm chính quyền và dẫn  dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãănh đạo và tổ chức một chế độ mới” .

Sau Cách mạng Tháng Mười 1917, Lênin tiếp tục phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Để bảo vệ phép biện chứng mácxít, Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống phép siêu hình, chủ nghĩa chiết trung và thuyết ngụy biện.

Điều đó thể hiện rõ trong các tác phẩm: Bệnh ấu trĩ “tả khuynhtrong phong trào cộng sản (viết năm 1920); Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tơrôtxki rs Bukharin (viết năm 1921); về chính sách kinh tế mới (viết năm 1921). Sự phát triển phép biện chứng mácxít được Lênin gắn liền với việc nghiên cứu các vấn đề cách mạng, phong trào công nhân, xây dựng chủ nghĩa xả hội, chiến lược, sách lược của đảng cộng sản V.V..

Riêng tác phẩm, Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tơrôĩxki và Bukharin... đã đề cập lên những vấn đề cơ bản của lôgíc biện chứng, vạch ra mối liên hệ nội tại của các sự vật, nguyên nhân phát triển của chúng; chỉ ra ý nghĩa to lớn của thực tiễn trong quá trình nhận thức. Trong tác phẩm này, Lênin cũng khái quát những nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật như: nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc phát triển.

Đặc biệt, cần kể đến bài báo nổi tiếng của Lênin viết năm 1922: Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu, có thể coi đây như di chúc triết học của Người. Tác phẩm đã nêu lên một cách có cơ soử khoa học nhiệm vụ xây dựng và củng cố liên minh giữa các nhà triết học mácxít và các nhà khoa học tự nhiên nhằm tiếp tục phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoàn thiện phương pháp luận của khoa học tự nhiên và các khoa học cụ thể nói chung. Đồng thời, Lênin cũng chỉ ra sự cần thiết nắm vững có phê phán yà sáng tạo những truyền thống duy vật và biện chứng trước đây, đặc biệt là học thuyết vô thần của các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII và phép biện chứng của Hêghen.

Có thể nói, tác phẩm này của Lênin đã xác định các phương hướng công tác quan trọng nhất của đảng cộng sản trên mặt trận triết học; không những chỉ ra các mục tiêu của công tác đó mà còn định ra những biện pháp thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ và phương pháp tuyên truyền chủ nghĩa vô thần. Những luận điểm có tính nguyên tắc ấy của bài báo vẫn có ý nghĩa cương lĩnh đối với chúng ta ngày nay.

Như vậy, chủ nghĩa Lênin không phải là “sự giải thích” chủ nghĩa Mác có tính chất khả năng. Trên thực tế, nó là sự khái quát kinh nghiệm và thực tiễn đấu tranh của nhân dân lao động toàn thế giới, là sự phát triển duy nhất đúng đắn và triệt để chủ nghĩa Mác cách mạng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Lý thuyết: Triết học Mác - Lênin

    Triết học của Các Mác (1818 - 1883) và Phriđrích Ăngghen (1820 - 1895) là sự thừa kế những thành tựu vĩ đại của tư tưởng triết học từ thời cổ đại cho đến cuốỉ thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX.

  • Giai đoạn 1893 -1907

    Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác đã được truyền bá vào nước Nga. Đóng vai trò lớn trong công việc đó là nhóm “giải phóng lao động” do Plêkhanốp đứng đầu

  • Lý thuyết: Vlađimia Ilich Lênin (1870 - 1924) Bảo vệ và phát triển Triết học Mác

    Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển và làm trầm trọng thêm mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

close