Đề thi kì 1 môn Văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Bắc Ninh

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Bắc Ninh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

UBND TỈNH BẮC NINH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I

Năm học 2019-2020

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

 

Câu 1: (2.0 điểm)

Bằng trí nhớ, em hãy chép lại chính xác phần dịch thơ của bài thơ Sông núi nước Nam. Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 2: (1.0 điểm)

a. Thế nào là từ trái nghĩa

b. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu thơ sau:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

(Hồi hương ngẫu thư, Hạ Tri Chương)

Câu 3: (2.0 điểm) Nhận biết

Chỉ ra lỗi về dùng quan hệ từ trong các câu sau và chữa lại:

a. Trời mưa quá mà đường lầy lội

b. Qua ca dao giúp em hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa.

Câu 5: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

 

Lời giải chi tiết

 

Câu

Nội dung

1

1.

Phương pháp: căn cứ bài Sông núi nước Nam

Cách giải:

- Chép thơ:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

- Nội dung chính: Tác phẩm là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

2

Phương pháp: căn cứ bài Từ trái nghĩa.

Cách giải:

a. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.

b. Từ trái nghĩa gồm: đi-về; trẻ-già

3

Phương pháp: căn cứ bài Quan hệ từ

Cách giải:

a. Sử dụng sai quan hệ từ: mà

Sửa thành: Trời mưa to nên đường lầy lội.

b. Sử dụng thừa quan hệ từ: qua

Sửa thành: Ca dao giúp em hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa.

4

Phương pháp: phân tích, cảm nghĩ,…

Cách giải:

1.  Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.

- Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ.

2.  Thân bài: Nêu cảm nghĩ cụ thể về:

Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng:

+ Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo.

+ Điệp từ “ lồng” được nhắc lại 2 lần.  Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo…

Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác:

+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước )

Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

Cảm nghĩ về mối tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ:

- Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác.  Em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan.

- Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: Khâm phục yêu quí, biết ơn, tự hào… về vị lãnh tụ Cách mạng Việt Nam.

3. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ…

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close