Giải đề thi học kì II Hóa lớp 11 trường THPT Kim Bảng - Hà Nam

Giải chi tiết đề thi kì 2 môn hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Kim Bảng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

Câu 1 :  Trong các chất dưới đây, chất nào là metan?

A. C6H6

B. CH4

C. C2H4

D. C2H2

Câu 2 : Chất nào sau đây là ancol etylic

A. CH3OH

B. CH3COOH

C. HCHO

D. C2H5OH

Câu 3 : Trong phân tử buten có phần trăm khối lượng cacbon bằng bao nhiêu?

A. 82,76%

B. 88,88%

C. 85,71%

D. 83,33%

Câu 4: Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2, C4H6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 19,2 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Phần trăm số mol của C4H6 trong T là?

A. 9,091%

B. 16,67%

C. 8,333%

D. 22,22%

Câu 5 :  Một ancol no, đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là

A. CH2=CHCH2OH

B. C6H5CH2OH

C. C2H5OH

D. CH3OH

Câu 6 : Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là?

A. HCOOH

B. HOOC-COOH

C. CH3-CH(OH)-COOH

D. CH3-COOH

Câu 7 : Đốt cháy hỗn hợp X gồm 2 ancol có số mol bằng nhau thu được hỗn hợp CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. X gồm

A. C3H7OH và C3H6(OH)2

B. C2H5OH và C3H7OH

C. CH3OH và C2H5OH

D. C2H5OH và C2H4(OH)2

Câu 8: Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 (tỉ lệ thể tích tương ứng là 2:3) đi qua Ni nung nóng được hỗn hợp Y, cho Y qua dung dịch Br2 dư thu được 896 ml hỗn hợp khí Z bay ra khỏi bình dung dịch Br2. Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 4,5. Biết các khí đề đo ở đktc. Khối lượng bình Br2 tăng thêm là?

A. 0,8 gam

B. 0,4 gam

C. 0,6 gam

D. 1,6 gam

Câu 9 :  Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140 độ C thu được các hỗn hợp ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol mỗi ete có giá trị nào sau đây?

A. 0,2 mol

B. 0,4 mol

C. 0,1 mol

D. 0,3 mol

Câu 10 : Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. HCl

B. NaHCO3

C. KOH

D. CH3COOH

Câu 11 : Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu bia là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ mắc bệnh ung thư nào sau đây?

A. Ung thư vòng họng

B. Ung thư phổi

C. Ung thư vú

D. Ung thư gan

Câu 12 :  Phenol có công thức phân tử là:

A. C6H5OH

B. C4H5OH

C. C3H5OH

D. C2H5OH

Câu 13 :  Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a gam CO2. Gía trị của a là:

A. 2,2

B. 4,4

C. 8,8

D. 6,6

Câu 14 : Số đồng phân cấu tạo là ankadien ứng với công thức C5H8 là?

A. 6

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 15 : Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?

A. O2

B. KOH

C. CuO

D. Na

Câu 16: Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu 46 độ là:

(biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)

A. 5,4kg

B. 6,0kg

C. 5,0 kg

D. 4,5 kg

Câu 17 :  Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan

A. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12

B. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8

C. CH4, C2H2, C3H4, C4H10

D. CH4, C2H6, C4H10, C5H12

Câu 18 : Gốc hidrocacbon nào được gọi là gốc etyl?

A. CH3-

B. C6H5-

C. C2H5-

D. CH2=CH-

Câu 19 : Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. CH3COOH

B. CH3CHO

C. CH3NH2

D. C2H5OH

Câu 20: Hidrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là?

A. 3-metylbutan-1-ol

B. 2-metylbutan-2-ol

C. 2-metylbutan-1-ol

D. 3-metylbutan-2-ol

Câu 21 :  Khi thực hiện phản ứng vôi tôi xút với RCOONa người ta thu được butan. R là

A. C4H9

B. C3H7

C. C3H8

D. C4H8

Câu 22 : Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm glixerol và ancol đơn chức X và Na dư thu được 4,48 lít H2(đktc). Lượng H2 do X sinh ra bằng 1/3 lượng do glixerol sinh ra. X có công thức là

A. C2H5OH

B. C3H5OH

C. C3H7OH

D. C4H9OH

Câu 23 : Tìm chất có phần trăm khối lượng C là 85,71%

A. C2H6

B. C3H6

C. C4H6

D. CH4

Câu 24:  Trong phân tử etilen có số nguyên tử H bằng

A. 8

B. 6

C. 2

D. 4

Câu 25 :  Chất có CTCT sau: CH3-CH(CH3)CH(CH3)-CH2-CH3 có tên gọi là:

A. 2,2,3 – trimetylbutan

B. 2,2 – dimetylpentan

C. 2,3 – dimetylpentan

D. 2,2,3 – trimetylpetan

Câu 26 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,06 mol một ancol đa chức và 0,04 mol một ancol không no có một liên kết đôi, mạch hở thu được 0,24 mol khí CO2 và m gam H2O. Gía trị của m là

A. 2,34

B. 2,7

C. 5,4

D. 8,4

Câu 27 : Một ankin chứa 15 nguyên tử C. Công thức của ankin đó là

A. C15H32

B. C15H30

C. C15H28

D. C15H24

Câu 28:  Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là

A. C3H8 và C4H10

B. CH4 và C2H6

C. C2H6 và C3H8

D. C4H10 và C5H12

Câu 29 :  Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. Na2CO3

B. Br2

C. Cu(OH)2

D. MgCl2

Câu 30 : Cho các chất sau: metanol, etanol, etylen glicol, glixerol, hexan-1,2-diol, pentan-1,3-diol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 31 : Phản ứng hóa học đặc trưng của ankan là

A. Phản ứng cộng

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng tách

D. Phản ứng trùng hợp

Câu 32: Chất nào sau đây là ancol bậc 2

A. (CH3)3COH

B. HOCH2CH2OH

C. (CH3)2CHCH2OH

D. (CH3)2CHOH

Câu 33 :  Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol 1 ancol không no có một liên kết đôi mạch hở thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Gía trị của m là

A. 5,4

B. 8,4

C. 2,7

D. 2,34

Câu 34 : Tên gọi khác của ankan là?

A. Olefin

B. Arren

C. Di olefin

D. Parafin

Câu 35 : Có bao nhiêu đồng phân ankan có CTPT là C4H10

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 36: Đốt cháy một hỗn hợp hidrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:

A. 4,48 lít

B. 2,8 lít

C. 5,6 lít

D. 3,92 lít

Câu 37 :  Ancol nào bị oxi hóa tạo xeton?

A. propan -1-ol

B. propan-2-ol

C. 2-metyl propan-1-ol

D. butan-1-ol

Câu 38 : Tên đúng của chất CH3-CH2-CH2-CHO là gì?

A. Butanal

B. propan-1-al

C. propanal

D. butan-1-al

Câu 39 : Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn: CH3CH2CH2OH là

A. propan-2-ol

B. propan-1-ol

C. pentan-1-ol

D. pentan-2-ol

Câu 40 : Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan; trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na dư thu được 0,4032 lít khí H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Gía trị của m là

A. 2,682 gam

B. 2,235 gam

C. 1,788 gam

D. 2,384 gam

 

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

----------- HẾT ----------

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn HocTot.Nam.Name.Vn

Câu 1:

Phương pháp:

Xem lại phần đồng đẳng của ankan

Hướng dẫn giải:

Metan có CTPT là CH4

Đáp án B

Câu 2:

Phương pháp:

Xem lại phần dãy đồng đẳng và danh pháp của ancol no, đơn chức mạch hở

Hướng dẫn giải:

Ancol etylic có CTPT là C2H5OH

Đáp án D

Câu 3:

Phương pháp:

Xác định CTPT buten => %m C

Hướng dẫn giải:

Buten có CTPT là C4H8

=> %m C = \(\frac{{4*12}}{{4*12 + 8}}\)*100% = 85,71%

Đáp án C

Câu 4:

Phương pháp giải:

Tính được n CO2 , n H2O => số mol butan đã dùng để phản ứng

Tính được n Br2 => số liên kết pi có trong hỗn hợp sau phản ứng

Gọi số mol C4H6, số mol anken lần lượt là x, y

=> giải hệ phương trình => x => % số mol C4H6 có trong hỗn hợp

Hướng dẫn giải:

n CO2 = 0,4 mol; n H2O = 0,5 mol

=> n C4H10 = n H2O – n CO2 = 0,5 – 0,4 = 0,1 (mol)

n Br2 = 19,2 : 160 = 0,12 (mol)

Gọi số mol C4H6, Số mol anken lần lượt là x, y

=> 2x + y = 0,12 (mol) (I)

Vì 1 mol C4H10 => 1 mol C4H6 và 2 mol H2

=> x mol C4H10 => x mol C4H6 + 2x mol H2

1 mol C4H10 => 1 mol anken + 1 mol ankan (hoặc 1 mol H2)

=> y mol C4H10 => y mol anken + y mol ankan (hoặc H2)

=> Tổng số mol T sau phản ứng là: 3x + 2y = 2x +y + x + y = 0,12 + 0,1 = 0,22 (mol) (II)

Từ (I) và (II) => x =0,02 , y = 0,08

=> % C4H6 có trong hỗn hợp T là: 0,02/ 0,22 * 100% = 9,091%

Đáp án A

Câu 5:

Phương pháp:

Xác định dạng tổng quát của ancol no, đơn chức có dạng CnH2n+2O

Từ %O => n => CTPT của ancol

Hướng dẫn giải:

Ancol no, đơn chức có dạng CnH2n+2O

%mH = 13,04%

=> Ta có: \(\frac{{2n + 2}}{{14n + 18}}*100\%  = 13,04\% \)=> n = 2

Chất cần tìm là C2H6O (C2H5OH)

Đáp án C

Câu 6:

Phương pháp:

Xem lại phần lý thuyết chung axit cacboxylic

Hướng dẫn giải:

Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là CH3-COOH (axit axetic)

Đáp án D

Câu 7:

Phương pháp:

Gỉa sử khi đốt x mol hỗn hợp ancol thu được 2 mol CO2 và 3 mol H2O

=> x => số nguyên tử C có trong ancol => CTPT của chất cần tìm

Hướng dẫn giải:

Gỉa sử khi đốt x mol hỗn hợp ancol thu được 2 mol CO2 và 3mol H2O

Ta nhận thấy n H2O > n CO2 (hoặc có thể dựa vào đáp án chỉ có các ancol no nên ta chỉ xét ancol no)

n Ancol = n H2O – n CO2 = 3 -2 = 1(mol)

Số nguyên tử C trung bình có trong 2 ancol là: n CO2/ n Ancol = 2:1 =2

=> 2 Ancol cần tìm là: C2H5OH và C2H4(OH)2

Đáp án D

Câu 8:

Phương pháp:

Tính được n C2H2, n H2

Tính được n Z => Thành phần Z (gồm C2H6, H2)

=> Khối lượng bình Br2 tăng lên (bằng khối lượng C2H2, C2H4)

Hướng dẫn giải:

n X = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)

=> n C2H2 : n H2 = 2 : 3

=> n C2H2 = 0,04 mol; n H2 = 0,06 mol

n Z = 0,896 : 22,4 = 0,04 (mol)

=> Mặt khác tỉ khối Z so với H2 là 4,5 => Khối lượng mol trung bình của Z là : 4,5 * 2 = 9 (gam/mol)

Gọi số mol C2H6, H2 có trong Z lần lượt là a, b mol

=> a+b = 0,04 (1)

(30a+2b): (a+b) = 9 (2)

=> Từ (1), (2) => a =0,01 , b =0,03 (mol)

=> Khối lượng bình Br2 tăng lên = m X - m C2H6 + m H2(Z) = 0,8 (gam)

Đáp án A

Câu 9:

Phương pháp giải:

Bảo toàn khối lượng => m H2O

n ete = n H2O

Mà ete có số mol bằng nhau => Số mol mỗi ete

Hướng dẫn giải:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

=> m Ancol = m ete + m H2O

=> m H2O = 132, 8 – 111,2 = 21,6 (gam)

=> n H2O = 21,6 : 18 = 1,2 (mol)

n ete = n H2O = 1,2 (mol)

=> Số mol mỗi ete có trong hỗn hợp sản phẩm là: 1,2 : 3 = 0,4 (mol)

Đáp án B

Câu 10:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học của phenol

Hướng dẫn giải:

Phenol có khả năng phản ứng được với dung dịch KOH (do có tính axit yếu)

Đáp án C

Câu 11:

Phương pháp:

Xem lại phần hậu quả của rượu bia, có trong phần ancol, kết hợp thêm hiểu biết thực tế

Hướng dẫn giải:

Uống nhiều rượu bia có nhiều khả năng dẫn đến ung thư gan

Đáp án D

Câu 12:

Phương pháp:

Xem lại phần công thức phân tử của phenol có trong chương trình hóa học lớp 12

Hướng dẫn giải:

Phenol có công thức phân tử là C6H5OH

Đáp án A

Câu 13:

Phương pháp:

Ta nhận thấy, với ancol metylic và etylen glicol thì số C bằng với số nhóm –OH

Từ n H2 => n OH => n C => a

Hướng dẫn giải:

n H2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)

=> n OH = 2 n H2 = 0,2 (mol)

Ta nhận thấy, số C bằng với số nhóm –OH

=> a = 0,2 * 44 = 8,8 (gam)

Đáp án C

Câu 14:

Phương pháp:

Xem lại đặc điểm cấu tạo của ankadien và cách viết đồng phân

Hướng dẫn giải:

Ankadien là hidrocacbon mạch hở có chứa 2 liên kết đôi

CTCT của C5H8 là ankadien lần lượt là:

C=C=C-C-C       C=C=C(CH3)-C

C=C-C=C-C       C=C-C(CH3)=C

C=C-C-C=C

C-C=C=C-C

Đáp án A

Câu 15:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học của ancol etylic

Hướng dẫn giải:

Ancol etylic không tác dụng được với dung dịch KOH

Đáp án B

Câu 16:

Phương pháp:

Rượu x độ là: Trong 100 ml dung dịch có chứa x ml rượu nguyên chất

Hướng dẫn giải:

V C2H5OH có trong  5 lít rượu 46 độ là: 5 * 46 : 100 = 2,3 lit

Khối lượng của 2,3 lít rượu là: 2,3 * 1000 * 0,8 = 1840 (gam)

=> n C2H5OH (thực tế) = 1840 : 46 = 40 (mol)

=> n C2H5OH (lý thuyết) = 40 : H% = 40 : 72% = 500/9 (mol)

Ta có 1 mol C6H10O5 tạo ra được 2 mol C2H5OH

=> Số mol C6H10O5 cần dùng là: 500/9 : 2 = 250/9 (mol)

=> Khối lượng tinh bột cần dùng là: 250/9 * 162 = 4500 gam = 4,5kg

Đáp án D  

Câu 17:

Phương pháp:

Xem lại phần dãy đồng đẳng của ankan

Hướng dẫn giải:

Ankan là hidrocacbon no, mạch hở có CTPT là: CnH2n+2 (n > 0)

=> Dãy các chất thỏa mãn là: CH4, C2H6, C4H10, C5H12

Đáp án D

Câu 18:

Phương pháp:

Xem lại phần danh pháp ankyl

Hướng dẫn giải:

Gốc etyl có công thức hóa học là: C2H5-

Đáp án C

Câu 19:

Phương pháp:

Chất có phản ứng tráng bạc là chất hữu cơ thuộc loại andehit hoặc axit HCOOH, hay este có dạng HCOOR (este các em sẽ được học kỹ ở lớp 12)

Hướng dẫn giải:

Vậy chất có phản ứng tráng bạc là CH3CHO (andehit axetic)

Đáp án B

Câu 20:

Phương pháp:

Khi hidrat hóa anken, theo quy tắc Maccopnhicop phản ứng cộng HX, H trong HX có xu hướng cộng vào nguyên tử C bậc thấp (có chứa nhiều H) còn X có xu hướng cộng vào nguyên tử C còn lại

Hướng dẫn giải:

Khi hidrat hóa 2-metyl but-2-en (phản ứng cộng H2O) ta có phản ứng

 

Đáp án B

Câu 21:

Phương pháp:

Ta có phương trình tổng quát:

CnH2n+1COOH + NaOH → CnH2n+2 + Na2CO3

Hướng dẫn giải:

Theo đề bài, thu được butan => R là C4H9

Đáp án A

Câu 22:

Phương pháp:

Gọi số mol của C3H5(OH)3 và X lần lượt là x, y (mol)

Lập hệ phương trình => x, y

=> khối lượng X => Khối lượng mol X => CTPT X

Hướng dẫn giải:

Gọi số mol của C3H5(OH)3 và X lần lượt là x, y (mol)

n H2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol)

=> n OH = 2 * n H2 = 0,4 (mol)

=> 3x + y =0,4 (I)

Lượng H2 do X sinh ra  = 1/3 lượng do Y sinh ra

=> y/3x = 1/3 => x =y

Từ (I) => x = y = 0,1 (mol)

=> m X = 15,2 – 0,1 * 92 = 6 (g)

=> MX = 6 : 0,1 = 60 (gam/mol)

=> X có CTPT là C3H7OH

Đáp án C

Câu 23:

Phương pháp:

Ta có thể dựa vào đáp án để có thể có thể tìm ra được câu trả lời phù hợp

Hoặc đặt CTPT tổng quát là CxHy => x,y

Hướng dẫn giải:

Gọi CTPT tổng quát của hidrocacbon là CxHy (y ≤ 2x+2)

Ta có: 12x: (12x + y) = 0,8571 => x = 2y

=> dựa vào đáp án => X có CTPT là C3H6

Đáp án B

Câu 24:

Hướng dẫn giải:

Etilen có CTPT là C2H4

Đáp án D

Câu 25:

Phương pháp:

Xem lại phần danh pháp ankan

Lưu ý: chọn mạch chính phải là mạch dài nhất, nhiều nhánh nhất.

Tổng số thứ tự các nhánh phải bé nhất

Hướng dẫn giải:

CH3-CH(CH3)CH(CH3)-CH2-CH3 có tên gọi là 2,3 – dimetylpentan

Đáp án C

Câu 26:

Phương pháp:

Biện luận số nguyên tử C có trong mỗi phân tử ancol đa chức và ancol đơn chức

=> CTPT mỗi ancol

=> số mol H2O tạo thành sau phản ứng đốt cháy => m

Hướng dẫn giải:

Gọi số nguyên tử C có trong mỗi phân tử ancol đa chức, ancol đơn chức lần lượt là a, b

Khi đốt cháy hỗn hợp X thu được 0,24 mol khí CO2

=> 0,06 a + 0,04 b = 0,24

a, b phải nguyên => a = 2, b = 3

=> CTPT của 2 ancol là C2H4(OH)2 và CH2=CH-CH2OH

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố H

=> n H2O = ½ n H(X) = ½ * ( 6 * n C2H4(OH)2 + 6 * n CH2=CH-CH2OH)

= 0,15 (mol)

=> m H2O = 0,15 * 18 = 2,7 gam

Đáp án B

Câu 27:

Phương pháp:

Xác định dạng tổng quát của ankin => CTPT của ankin

Hướng dẫn giải:

Ankin có CTPT tổng quát là CnH2n-2 (n>1)

n = 15 => ankin có CTPT là C15H28

Đáp án C

Câu 28:

Phương pháp:

Tính n CO2, n H2O => n Ankan => số nguyên tử C trung bình có trong ankan

=> CTPT của 2 ankan

Hướng dẫn giải:

n CO2 = 7,84 : 22,4 = 0,35 (mol)

n H2O = 9 : 18 = 0,5 (mol)

=> n Ankan = 0,5 – 0,35 = 0,15 (mol)

=> Số nguyên tử C trung bình có trong phân tử Ankan là:

0,35 : 0,15 = 2,33

Đây là 2 ankan thuộc đồng đẳng liên tiếp => 2 ankan cần tìm là: C2H6 và C3H8

Đáp án C

Câu 29:

Hướng dẫn giải:

Trong axit acrilic có chứa gốc axit (-COOH) và 1 liên kết đôi

=> Xét khả năng phản ứng dựa trên các chức

=> Không phản ứng được với Cu(OH)2

Đáp án C

Câu 30:

Phương pháp:

Xem lại phần tính chất hóa học đặc trưng của akan

Hướng dẫn giải:

Tính chất hóa học đặc trưng của ankan là phản ứng thế

Đáp án B

Câu 31:

Phương pháp:

Ancol có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 thuộc loại poliancol, có ít nhất 2 nhóm –OH đính vào 2 nguyên tử C liền kề

Hướng dẫn giải:

Các ancol có khả năng tác dụng được với Cu(OH)2 là: etylen glicol, glixerol, hexan-1,2-diol

Đáp án A

Câu 32:

Phương pháp:

Bậc ancol là bậc của nguyên tử C có nhóm –OH đính trực tiếp

Hướng dẫn giải:

CTPT của ancol bậc 2 có trong bài này là: (CH3)2CHOH

Đáp án D

Câu 33:

Phương pháp:

Biện luận số nguyên tử C có trong mỗi phân tử ancol đa chức và ancol đơn chức

=> CTPT mỗi ancol

=> số mol H2O tạo thành sau phản ứng đốt cháy => m

Hướng dẫn giải:

Gọi số nguyên tử C có trong mỗi phân tử ancol đa chức, ancol đơn chức lần lượt là a, b

Khi đốt cháy hỗn hợp X thu được 0,23 mol khí CO2

=> 0,07 a + 0,03 b = 0,23

a, b phải nguyên => a = 2, b = 3

=> CTPT của 2 ancol là C2H4(OH)2 và CH2=CH-CH2OH

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố H

=> n H2O = ½ n H(X) = ½ * ( 6 * n C2H4(OH)2 + 6 * n CH2=CH-CH2OH)

= 0,15 (mol)

=> m H2O = 0,15 * 18 = 2,7 gam

Đáp án C

Câu 34:

Hướng dẫn giải:

Xem lại phần tính chất của ankan

Tên gọi khác của ankan là Parafin

Đáp án D

Câu 35:

Phương pháp:

Xem lại cách viết đồng phân ankan

Hướng dẫn giải:

Các CTPT của ankan là:

C-C-C-C

C-C(CH3)-C

Đáp án D

Câu 36:

Phương pháp:

Tính n CO2, n H2O => Bảo toàn nguyên tử O => Số phân tử O2 đã tham gia phản ứng

=> V O2

Hướng dẫn giải:

n CO2 = 0,1 (mol)

n H2O = 0,15 (mol)

=> Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Oxi

=> n O tham gia phản ứng là : 0,1 * 2 + 0,15 = 0,35 (mol)

=> n O2 tham gia phản ứng là: 0,35 : 2 = 0,175 (mol)

=> V O2 = 0,175 * 22,4 = 3,92 lít

Đáp án D

Câu 37:

Phương pháp:

Ancol bậc 2 khi bị oxi hóa sẽ bị chuyển thành xeton

Hướng dẫn giải:

2-metyl propan-1-ol là ancol bậc 2 khi bị oxi hóa sẽ bị chuyển thành xeton

Đáp án C

Câu 38:

Phương pháp:

Cách đọc tên thay thế của andehit: STT nhánh-tên nhánh + tên mạch chính-vị trí nhóm andehit-al

Hướng dẫn giải:

Tên đúng của CH3-CH2-CH2-CHO là butan-1-al

Đáp án D

Câu 39:

Phương pháp:

Cách đọc tên thay thế của ancol: STT nhánh-tên nhánh + tên mạch chính-vị trí nhóm chức-ol

Hướng dẫn giải:

Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn: CH3CH2CH2OH là propan-1-ol

Đáp án B

Câu 40:

Phương pháp:

Vì số mol etilen glycol bằng số mol hexan => Quy đổi hỗn hợp trên về hết thành ancol no, đơn chức mạch hở

n H2 => n OH

Quy hỗn hợp X thành CH2, H2O trong đó n H2O = n OH

=> m

Hướng dẫn giải:

Ta có n C2H4(OH)2 = n C6H12 = x mol

=> Quy 2 chất này thành 2x mol C4H9OH

=> Hỗn hợp X gồm toàn ancol no, đơn chức, mạch hở

n H2 = 0,4032 : 22,4 = 0,018 (mol)

n OH = 2 * n H2 = 0,036 (mol)

Quy đổi X thành \(\left\{ \begin{array}{l}C{H_2}\\{H_2}O:0,036mol\end{array} \right. + \mathop {{O_2}}\limits_{0,186mol}  \to \left\{ \begin{array}{l}C{O_2}\\{H_2}O\end{array} \right.\) (1)

1mol CH2 sau khi được đốt cháy thu được 1 mol CO2 và 1 mol H2O cần dùng hết 1,5 mol O2

=> Số mol CH2 (1) = 0,186 : 1,5 = 0,124 mol

=> Khối lượng của X là: 0,124 * 14 + 0,036 * 18 = 2,384 gam

Đáp án D

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close