Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Tôn Đức Thắng

Tải về

Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Tôn Đức Thắng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

(Đề chính thức)

KIỂM TRA HỌC KỲ I – Môn: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút;

 

 

Họ và tên thí sinh: ……………………………… Lớp: ……………. SBD: ……….        

I.Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cầm bút lên định viết một bài thơ

Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người…

 

Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

Biết bao giờ con lớn được,

Thầy ơi! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”, “bảng đen”

Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

Những con chữ đều đều xếp thẳng

Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người…

 

[…]

Có những điều vô cùng giản dị

Sao mãi giờ con mới nhận ra…

(Không đề - Nguyễn Thị Chí Mỹ)

Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2 (1.0 điểm): Xác định 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó:

Thầy ơi! Con viết về thầy, lại lại “phấn trắng”, “bảng đen”

Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

Những con chữ đều đều xếp thẳng

Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người…

Câu 3 (1.0 điểm): Theo anh chị, nhà thơ đã nhận ra điều gì qua 2 câu thơ sau:

Có những điều vô cùng giản dị

Sao mãi giờ con mới nhận ra…

II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung của văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) bàn về ý nghĩa của lối sống chân thật.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ và các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ

* Cách giải:

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

* Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp nghệ thuật đã học

* Cách giải:

Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê: “phấn trắng”, “bảng đen”, “kính mến”, “hy sinh thầm lặng”

Tác dụng: Nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của người giáo viên và tình cảm yêu mến, quý trọng, sự biết ơn của học trò

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Tác giả nhận ra công lao và sự cống hiến, hy sinh thầm lặng của thầy giáo.

 

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

* Cách giải:

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- Chân thật là đúng đắn, có như thế nào thì bày tỏ đúng như thế

- Sống chân thật là sống đúng với con người của mình, không lắt léo, không man trá hay lừa lọc ai

* Phân tích, bàn luận vấn đề

- Tại sao con người cần phải sống chân thật?

+ Người sống chân thật sẽ nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có thể khắc phục

+ Người sống chân thật sẽ luôn cảm thấy thanh thản

+ Người sống chân thật sẽ được mọi người xung quanh tin tưởng, yêu quý, trở thành chỗ dựa cho bạn bè, người thân

+ Mọi người đều sống chân thật sẽ tạo dựng một xã hội tốt đẹp

- Phê phán những người sống giả dối

* Liên hệ bản thân

* Tổng kết

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”. Những sáng tác của ông xoay quanh hai đối tượng chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo.

- Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Giới thiệu nhân vật:

- Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

→ Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

- Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến, lành như đất → lương thiện đích thực:

+ Cày cấy thuê để kiếm sống.

+ Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục → có lòng tự trọng.

+ Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…

→ Là một người lương thiện.

Phân tích bi kịch tha hóa của Chí Phèo

* Từ người nông dân hiền lành, lương thiện bị biến thành thằng lưu manh.

(+) Nguyên nhân:

- Do Bá Kiến: ghen → đẩy Chí Phèo vào tù.

- Do nhà tù đã nhào nặn, tha hóa Chí

→ Xã hội phi lý, bất công, ngang trái.

(+) Biểu hiện:

- Nhân hình:

+ Gương mặt: Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm…

+ Trang phục: Mặc áo tây vàng với quần nái đen, phanh áo để lộ hình xăm…

- Nhân tính:

+ Uống rượu đến say khướt.

+ Chửi bới.

+ Đánh nhau.

+ Ăn vạ

+ Liều lĩnh, thách thức.

→ Thằng lưu manh hung hăng, liều lĩnh.

* Bị tha hóa từ thăng lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

(+) Nguyên nhân:

- Do sự khôn ngoan, gian xảo của Bá Kiến.

- Do sự khờ khạo, u mê của Chí Phèo.

(+) Biểu hiện:

- Nhân hình: biến thành mặt một con vật lạ.

- Nhân tính:

+ Triền miên trong những cơn say → làm bất cứ cái gì mà người ta sai → gây tội ác.

+ Đoạn văn mở đầu tác phẩm: “Hắn vừa đi vừa chửi…” → sự phẫn uất, cô độc cùng cực của Chí Phèo.

Tổng kết

- Chí Phèo là một nhân vật điển hình bất hủ của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Hiện tượng Chí Phèo” in đậm dấu ấn của thời kì tiền khởi nghĩa 1940 – 1945.

- Nam Cao đã rất thành công trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo thông qua bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, giọng kể độc đáo, có sự kết hợp giữa lời trực tiếp với lời nửa trực tiếp.

 HocTot.Nam.Name.Vn

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close