Giải đề thi học kì 1 lý lớp 6 năm 2019 - 2020 trường THCS Thanh AmGiải đề thi học kì 1 lý lớp 6 năm 2019 - 2020 trường THCS Thanh Am với cách giải và chú ý quan trọng Đề bài I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng ghi vào bài làm: Câu 1: Đơn vị khối lượng riêng là: A. \(kg/{m^3}\) B. \(N/{m^3}\) C. N/m D. \(kg/{m^2}\) Câu 2: Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận nào sau đây không đúng? A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ. B. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. C. Chiều dài của lò xo càng lớn thì khi bị nén, lực đàn hồi càng lớn. D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhiều thì lực đàn hồi càng lớn. Câu 3: Cái tủ nằm yên trên sàn vì: A. chịu tác dụng của 2 lực cân bằng. B. chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. C. không chịu tác dụng của lực nào. D. chịu lực nâng của sản nhà. Câu 4: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào? A. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực. B. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực. C. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực. D. Lực kéo cùng phương, ngược chiều với trọng lực. Câu 5: Lực nào sau đây là lực đẩy? A. Lực của tay người cầm chiếc cốc. B. Lực của đầu tàu làm cho các toa phía sau chuyển động. C. Lực của vận động viên khi ném lao. D. Lực của nam châm tác dụng lên miếng sắt. Câu 6: Một quả cân có khối lượng 200g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu? A. 2000N B. 200N C. 2N D. 20N Câu 7: Dụng cụ nào sau đây không được dùng để đo thể tích chất lỏng? A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. D. Cốc uống nước. Câu 8: Gió thổi căng phồng một cánh buồm làm thuyền chuyển động. Gió tác dụng lên cánh buồm một: A. lực kéo B. lực nâng C. lực đẩy D. lực hút Câu 9: Trọng lực tác dụng vào một vật là: A. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. lực hút của vật tác dụng lên Trái Đất. C. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất. D. lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 10: Một vật đặc có khối lượng là 8 kg và thể tích là 0,002 m3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu? A. \(40{\rm{ N/}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}\). B. \(400\,\,N/{m^3}\). C. \(4000{\rm{ N/}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}\). D. \({\rm{40000 N/}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}.\) Câu 11: Khi nói: “ khối lượng riêng của sắt là \({\rm{7800kg/}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}\)” có nghĩa là: A. \(1\,{m^3}\) sắt có khối lượng riêng là\(7800kg.\) B. \(1\,{m^3}\)sắt có khối lượng là \(7800kg.\) C. \(1\,{m^3}\) sắt có trọng lượng là\(7800kg.\) D. \(7800kg\) sắt bằng \(1\,{m^3}\) sắt. Câu 12: Đơn vị đo thể tích là: A. lít (l) B. miligam (mg) C. kilôgam (kg) D. mét (m) Câu 13: Công thức tính trọng lượng riêng của một chất là: A. \(D = P.V\) B. \(d = \frac{P}{V}.\) C. \(d = D.V\) D. \(d = P.V\) Câu 14: Khi một quả bóng đập vào một bức tường, lực mà tường tác dụng lên quả bóng: A. chỉ làm biến dạng quả bóng. B. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng. C. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 15: Lực nào sau đây là lực đàn hồi? A. Lực do dây cung tác dụng làm mũi tên bắn đi. B. Lực hút của Trái Đất lên các vật. C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy. D. Lực nam châm hút đinh sắt. Câu 16: Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là A. \(10N/{m^3}\) B. \(100N/{m^3}\) C. \(1000{\rm{ }}N/{m^3}\) D. \(10000N/{m^3}\) Câu 17: Khi đo độ dài của một vật, cần đặt sao cho một đầu của vật…….vạch số 0 của thước. A. ngang bằng với. B. vuông góc với. C. thụt vào so với. D. lệch với. Câu 18: Thước nào dưới đây thích hợp nhất để đo chiều rộng bàn học của em? A. Thước dây có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1 mm. B. Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 1 cm. C. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm. D. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 10 cm. Câu 19: Độ chia nhỏ nhất của thước đo độ dài: A. giá trị ghi cuối cùng trên thước. B. độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. C. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước. D. độ dài lớn nhất mà thước đo được. Câu 20: Một bình chia độ ban đầu có chứa \(205c{m^3}\)nước, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch \(235c{m^3}.\) Thể tích viên bi là: A. \(35c{m^3}\) B. \(410c{m^3}\) C. \(240c{m^3}\) D. \(30c{m^3}\) II. PHẦN TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1 (2đ): Mực nước ban đầu trong một bình chia độ là \(150c{m^3},\) khi thả chìm 5 hòn đá có thể tích giống nhau vào thì nước dâng lên tới vạch \(575c{m^3}.\) Thể tích mỗi hòn đá là bao nhiêu? Câu 2 (3đ): Một thanh kim loại hình hộp có chiều dài 40cm, rộng 5cm, cao 2cm. Biết thanh kim loại có khối lượng 3,12kg. a. Tính thể tích của thanh kim loại. b. Tính trọng lượng riêng của thanh kim loại. c. Cho biết thanh kim loại được làm bằng chất gì? Lời giải chi tiết I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phương pháp: Công thức \(D = \frac{m}{V}\left( {\frac{{kg}}{{{m^3}}}} \right)\) Cách giải: Đơn vị khối lượng riêng là \(kg/{m^3}.\) Chọn A. Câu 2: Cách giải: A, D đúng vì độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng. B đúng C sai vì khi lò xo càng bị nén thì chiều dài lò xo càng nhỏ, lực đàn hồi càng lớn. Chọn C. Câu 3: Phương pháp: Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. Cách giải: Tủ chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của Trái đất và lực nâng của sàn nhà. Chọn A. Câu 4: Cách giải: Lực kéo của người thợ có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên \( \Rightarrow \) cùng phương, ngược chiều với trọng lực. Chọn D. Câu 5: Cách giải: Lực của tay người cầm chiếc cốc: lực giữ Lực của đầu tàu làm cho các toa phía sau chuyển động: lực kéo Lực của vận động viên khi ném lao: lực đẩy Lực của nam châm tác dụng lên miếng sắt: lực hút Chọn C. Câu 6: Phương pháp: Công thức \(P = 10m\) Cách giải: Quả nặng \(200g = 0,2kg\) có trọng lượng là: \(P = 10m = 10.0,2 = 2\left( N \right)\) Chọn C. Câu 7: Cách giải: Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong, xi lanh có sẵn dung tích, chai đã biết thể tích. \( \Rightarrow \) Không dùng cốc uống nước vì không đo được thể tích Chọn D. Câu 8: Cách giải: Gió tác dụng lên cánh buồm một lực đẩy. Chọn C. Câu 9: Phương pháp: Sử dụng định nghĩa trọng lực Cách giải: Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Chọn A. Câu 10: Phương pháp: Sử dụng công thức \(d = \frac{P}{V}\) Cách giải: Trọng lượng riêng của chất là vật là: \(d = \frac{P}{V} = \frac{{10m}}{V} = \frac{{10.8}}{{0,002}} = 40000\left( {N/{m^3}} \right)\) Chọn D. Câu 11: Phương pháp: Khối lượng riêng của vật là khối lượng trên một đơn vị thể tích Cách giải: Khối lượng riêng của sắt là \(7800kg/{m^3}\) có nghĩa là 1 mét khối sắt nặng \[\] Chọn B. Câu 12: Cách giải: Đơn vị đo thể tích là lít. Chọn A. Câu 13: Cách giải: Công thức tính trọng lượng riêng \(d = \frac{P}{V}\) Chọn B. Câu 14: Phương pháp: Lực tác dụng vào một vật có thể làm biến đổi chuyển động hoặc biến dạng vật. Cách giải: Khi một quả bóng đập vào một bức tường, lực mà tường tác dụng lên quả bóng vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Chọn B. Câu 15: Phương pháp: Lực đàn hồi xuất hiện khi các vật có tính chất đàn hồi bị biến dạng Cách giải: Dây cung là vật đàn hồi, khi dây cung biến dạng là mũi tên bắn đi \( \Rightarrow \) lực đàn hồi Chọn A. Câu 16: Phương pháp: Sử dụng công thức liên hệ: \(d = 10D.\) Cách giải: Trọng lượng riêng của nước là: \(d = 10D = 10.1000 = 10000\left( {N/{m^3}} \right)\) Chọn D. Câu 17: Phương pháp: Sử dụng phương pháp đo độ dài. Cách giải: Khi đo độ dài của một vật, cần đặt sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước Chọn A. Câu 18: Phương pháp: Đo độ dài với thước có giới hạn đo phù hợp và độ chia càng nhỏ thì càng chính xác. Cách giải: Chọn thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm. Chọn C. Câu 19: Cách giải: Độ chia nhỏ nhất của thước đo độ dài độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước Chọn B. Câu 20: Phương pháp: Thể tích của vật là phần thể tích chênh lệch trước và sau khi thả vật vào bình chia độ. Cách giải: Thể tích của vật là: \(V = 235 - 205 = 30\left( {c{m^3}} \right)\) Chọn D. II. TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: Thể tích vật rắn bằng thể tích mực nước dâng lên – thể tích nước ban đầu. Cách giải: Thể tích của năm hòn đá là: \(575 - 150 = 425\left( {c{m^3}} \right)\) Thể tích của mỗi hòn đá là: \(425:5 = 85\left( {c{m^3}} \right)\) Câu 2: Phương pháp: Sử dụng công thức: \(d = \frac{P}{V} = 10D \Rightarrow D = \frac{d}{{10}} = \frac{P}{{10V}} \Rightarrow \)cần tính \(P,\,V.\) Cách giải: a. Thể tích của thanh kim loại là: \(V = 40.5.2 = 400\left( {c{m^3}} \right) = 0,0004\left( {{m^3}} \right)\) b. Trọng lượng của thanh kim loại là: \(P = 10m = 10.3,12 = 31,2\left( N \right)\) Trọng lượng riêng của thanh kim loại là: \(d = \frac{P}{V} = \frac{{31,2}}{{0,0004}} = 78000\left( {N/{m^3}} \right)\) \( \Rightarrow \) Khối lượng riêng của thanh kim loại là: \(D = \frac{d}{{10}} = \frac{{78000}}{{10}} = 7800\left( {kg/{m^3}} \right)\) c. Thanh kim loại được làm bằng sắt. HocTot.Nam.Name.Vn
|