Giải đề thi học kì 1 hoá lớp 8 năm 2019 - 2020 PGD quận Bình ThạnhGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn hoá lớp 8 năm 2019 - 2020 PGD quận Bình Thạnh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Câu 1 (2 điểm): 1.1 Xét công thức hóa học của axit photphoric H3PO4. Xác định các nguyên tố cấu tạo nên chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Tính phân tử khối của axit photphoric. 1.2 Cho công thức hóa học của X và H là XH của Y và O là YO. Lập công thức hóa học giữa X và Y. Câu 2 (2 điểm): Xét các quá trình dưới đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý. Giải thích. a. Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét (oxit sắt từ). b. Xăng để trong bình không đậy nắp bị bay hơi. c. Khi nhiệt độ nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra. d. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài. Câu 3 (3 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a. \(K + {O_2} \to {K_2}O\) b. \(F{\rm{e}} + {O_2} \to F{{\rm{e}}_3}{O_4}\) c. \(Al + C{l_2} \to AlC{l_3}\) d. \({P_2}{O_5} + {H_2}O \to {H_3}P{O_4}\) e. \({H_2} + F{{\rm{e}}_3}{O_4} \to F{\rm{e}} + {H_2}O\) f. \(KCl{O_3} \to KCl + {O_2}\) Câu 4 (1 điểm): Trình bày phương pháp làm sạch đường ăn có lẫn cát. Câu 5 (2 điểm): Một thanh magie nặng 240 gam để ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành magie oxit. Đem cân thanh này bị nặng 272 gam. a. Viết phương trình và cân bằng phương trình phản ứng. b. Tính thể tích (đktc) khí oxi đã tham gia phản ứng. (Cho H = 1; P = 31; O = 16) HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện: Ban chuyên môn HocTot.Nam.Name.Vn Câu 1 (TH): Phương pháp: 1.1 Mỗi công thức hóa học chỉ 1 phân tử của chất, cho biết - Nguyên tố nào tạo ra chất. - Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất. - Phân tử khối của chất. 1.2 - Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tố đó có hóa trị bằng bấy nhiêu. - Hóa trị của O bằng 2 đơn vị, Oxi có hóa trị II. - Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị + Viết công thức dạng chung AxBy + Áp dụng quy tắc về hóa trị: x.a = y.b với a, b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B + Chuyển thành tỷ lệ \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{b}{a} = \dfrac{{b'}}{{a'}}\) + Lấy x = b (hoặc x = b’) và y = a (hoặc y = a’) nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a và b + Viết thành công thức hóa học. Cách giải: 1.1 Từ công thức hóa học của axit photphoric H3PO4, ta biết được: - Hợp chất được tạo bởi các nguyên tố Hiđro (H), Photpho (P), Oxi (O) - Có 3 nguyên tử Hiđro, 1 nguyên tử Photpho, 4 nguyên tử Oxi tạo thành phân tử. - Phân tử khối = 1.3 + 31.1 + 16.4 = 98 đvC. 1.2 - Vì X liên kết với 1 nguyên tử H (H có hóa trị I) nên X có hóa trị I - Vì Y liên kết với 1 nguyên tử O (O có hóa trị II) nên Y có hóa trị II. - Gọi công thức giữa X và Y là XxYy Áp dụng quy tắc hóa trị: x.I = y.II \( \to \dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{1}\) Lấy x = 2 và y = 1 Vậy công thức hóa học giữa X và Y là X2Y. Câu 2 (TH): Phương pháp: - Hiện tượng vật lý: là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. - Hiện tượng hóa học: là hiện tượng khi có sự biến đồi chất này thành chất khác. Cách giải: a. Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét (oxit sắt từ) => đây là hiện tượng hóa học do sắt tác dụng với oxi trong không khí tạo thành oxit sắt từ. b. Xăng để trong bình không đậy nắp bị bay hơi. => đây là hiện tượng vật lý do xăng chỉ chuyển trạng thái từ dạng lỏng sang dạng hơi mà không bị biến đổi thành chất khác. c. Khi nhiệt độ nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra. => đây là hiện tượng vật lý do băng tan chỉ là chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng mà không bị biến đổi thành chất khác. d. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài. => đây là hiện tượng hóa học do canxi cacbonat bị biến đổi thành canxi oxit và khí cacbon đioxit. Câu 3 (TH): Phương pháp: Các bước lập phương trình hóa học + Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm. + Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau. + Bước 3: Viết thành phương trình hóa học. Cách giải: a. \(4K + {O_2} \to 2{K_2}O\) b. \(3F{\rm{e}} + 2{{\rm{O}}_2} \to F{{\rm{e}}_3}{O_4}\) c. \(2{\rm{A}}l + 3C{l_2} \to 2{\rm{A}}lC{l_3}\) d. \({P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}\) e. \(4{H_2} + F{{\rm{e}}_3}{O_4} \to 3F{\rm{e}} + 4{H_2}O\) f. \(2KCl{O_3} \to 2KCl + 3{O_2}\) Câu 4: Phương pháp: - Dựa vào tính chất: các chất thành phần luôn giữ nguyên tính chất của nó trong hỗn hợp - Có thể sử dụng các cách sau: lọc, cô cạn, chưng cất phân đoạn làm đông đặc, chiết… Cách giải: - Hòa tan hỗn hợp (đường, cát) bằng nước => Đường được hòa tan, cát không được hòa tan - Sau đó cho hỗn hợp hòa tan vào phễu có đặt sẵn giấy lọc, cát bị giữ lại ở trên, cô cạn dung dịch nước đường thu được đường. Câu 5 (VD): Phương pháp: a. Viết PTHH và cân bằng. b. - Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng, tính khối lượng của Oxi - Áp dụng công thức \(n = \dfrac{m}{M}\), tính số mol oxi - Áp dụng công thức V = n.22,4 tìm ra thể tích khí oxi Cách giải: a. \(2Mg + {O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2MgO\) b. Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng: \({m_{Mg}} + {m_{{O_2}}} = {m_{MgO}}\) \( \to {m_{{O_2}}} = {m_{MgO}} - {m_{Mg}} \\= 272 - 240 = 32\,\,gam\) \( \to {n_{{O_2}}} = \dfrac{{32}}{{32}} = 1\,\,mol\) \( \to {V_{{O_2}}} = 1.22,4 = 22,4\,\,lit\) HocTot.Nam.Name.Vn
|