Giải đề thi học kì 1 hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Tôn Đức ThắngGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Tôn Đức Thắng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 (VD): Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 18,90 gam. B. 37,80 gam. C. 39,80 gam. D. 28,35 gam. Câu 2 (NB): Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng A. Ca3(PO4)3 + 3H2SO4 → 3CaSO4 ↓ + 2H3PO4 B. Ca3F(PO4)3 + 5H2SO4 → 5CaSO4 + 3H3PO4 + HF C. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 D. P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 ↑ + H2O Câu 3 (VD): Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 2,24. C. 3,36. D. 1,12. Câu 4: Dãy nào cho dưới đây gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch? A. Ca2+, K+, Cu2+, NO3-, OH-, Cl-. B. Ag+, Fe3+, H+, Br-, CO32-, NO3-. C. Na+, NH4+, Al3+, SO42-, OH-, Cl-. D. Na+, Mg2+, NH4+, Cl-, NO3-. Câu 5 (NB): Tủ lạnh dùng lâu có mùi hôi, ta có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than gỗ (xốp) để khử mùi hôi đó là do A. than gỗ có thể hấp phụ mùi hôi. B. than gỗ tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác. C. than gỗ sinh ra chất hấp thụ mùi hôi. D. than gỗ sinh ra mùi khác hấp thụ mùi hôi. Câu 6 (VD): Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm (Al, Fe) theo tỉ lệ mol 1 : 1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch A và 2,688 lít (đktc) khí X gồm N2, NO, NO2, N2O (trong đó số mol N2 = số mol NO2). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, không thấy khí thoát ra. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là A. 45,5 gam. B. 26,9 gam. C. 39,3 gam. D. 30,8 gam. Câu 7 (VD): Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/l thu được dung dịch X có pH = 13. Giá trị của a là A. 1,5M. B. 0,12M. C. 0,15M. D. 1M. Câu 8 (TH): Hợp chất nào sau đây của cacbon dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit? A. Na2CO3. B. CaCO3. C. NaHCO3. D. Ca(OH)2. Câu 9 (TH): Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi? A. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3. B. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3. C. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. D. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. Câu 10 (TH): Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị mắc bệnh viên loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây? A. Nước đường saccarozo. B. Nước đun sôi để nguội. C. Một ít giấm ăn. D. Dung dịch NaHCO3. Câu 11 (TH): Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh Cu kim loại vào dung dịch HNO3 đặc? A. dung dịch có màu xanh, có khí không màu thoát ra. B. không có hiện tượng gì. C. dung dịch có màu xanh, có khí nâu đỏ bay ra. D. dung dịch có màu xanh, H2 bay ra. Câu 12 (TH): Để phân biệt 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaCl, người ta chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là A. BaCl2. B. Ba(OH)2. C. HCl. D. NaOH. Câu 13 (TH): Muối nào sau đây không phải là muối axit? A. Na2HPO3. B. NaHSO4. C. Na2HPO4. D. Ca(HCO3)2. Câu 14 (VDC): Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của m và a là A. 0,5825 gam và 0,06M. B. 1,97 gam và 0,01M. C. 0,5875 gam và 0,04M. D. 0,5626 gam và 0,05M. Câu 15 (TH): Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau? A. C + 2H2 → CH4. B. C + 2FeO → 2Fe + CO2. C. 2C + Ca → CaC2. D. 3C + 4Al → Al4C3. Câu 16 (TH): Cho các cặp chất sau đây: (I) Na2CO3 + BaCl2; (II) (NH4)2CO3 + Ba(NO3)2; (III) Ba(HCO3)2 + K2CO3; (IV) BaCl2 + MgCO3. Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion thu dọn là A. (I), (II), (III). B. (I). C. (I), (II). D. (I), (II), (III), (IV). Câu 17 (TH): Số oxi hóa cao nhất của Silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây? A. SiO. B. SiO2. C. SiH4. D. Mg2Si. Câu 18 (TH): Trong dân gian thường lưu truyền kinh nghiệm "mưa rào mà có giông sấm là có thêm đạm trời rất tốt cho cây trồng". Vậy đạm trời chứa thành phần nguyên tố dinh dưỡng nào ? A. Photpho. B. Silic. C. Kali. D. Nitơ. Câu 19 (NB): Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. C2H5OH. B. H2O. C. NaCl. D. CH3COOH. Câu 20 (TH): Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng? A. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion NO, NH4+, NO3- lần lượt là +2, -3, +5. B. Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với khí H2 ở nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp. C. Ở điều kiện thường, đơn chất N2 hoạt động hóa học hơn photpho. D. Khí nitơ duy trì sự hô hấp và sự cháy. Câu 21 (TH): Muối nào tan trong nước? A. Ca3(PO4)2. B. CaHPO4. C. Ca(H2PO4)2. D. AlPO4. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 22 (TH): (1 điểm) Giải thích dựa trên phương diện hóa học (có viết phương trình minh họa) câu ca dao: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" Câu 23 (VD): (1 điểm) Tính pH của dung dịch thu được khi cho 1 lít dung dịch H2SO4 0,005M tác dụng với 4 lít dung dịch KOH 0,005M. Câu 24 (VD): (1 điểm) Cho 0,448 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,5M. Thu được dung dịch X, cô cạn X thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị của m. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI Thực hiện: Ban chuyên môn HocTot.Nam.Name.Vn I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Phương pháp: - Tính số mol của Zn, N2 - So sánh thấy \({n_{e\,cho}} = 2{n_{Zn}} > {n_{e\,nhan}} = 10{n_{{N_2}}}\) → Sản phẩm khử có chứa NH4NO3 - Viết các quá trình oxi hóa - khử, áp dụng định luật bảo toàn electron tính được số mol NH4NO3 - Xác định thành phần của muối trong dung dịch sau phản ứng từ đó tính khối lượng muối. Hướng dẫn giải: \({n_{Zn}} = \dfrac{{13}}{{65}} = 0,2(mol);\,\\{n_{{N_2}}} = \dfrac{{0,448}}{{22,4}} = 0,02(mol)\) Ta thấy: \({n_{e\,cho}} = 2{n_{Zn}} = 0,4(mol) > {n_{e\,nhan}} = 10{n_{{N_2}}} = 0,2(mol)\) → Sản phẩm khử có chứa NH4NO3 Quá trình cho - nhận e: \(\mathop {Zn}\limits^0 \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} + 2{\rm{e}}\) \(2\mathop N\limits^{ + 5} + 10e \to 2\mathop N\limits^0 ({N_2})\) \(2\mathop N\limits^{ + 5} + 8{\rm{e}} \to \mathop N\limits^{ - 3} (N{H_4}N{O_3})\) Áp dụng bảo toàn e: \(2{n_{Zn}} = 10{n_{{N_2}}} + 8{n_{N{H_4}N{O_3}}} \\ \Leftrightarrow 2.0,2 = 10.0,02 + 8{n_{N{H_4}N{O_3}}}\\ \Leftrightarrow {n_{N{H_4}N{O_3}}} = 0,025(mol)\) Muối trong dung dịch X gồm: 0,2 mol Zn(NO3)2 và 0,025 mol NH4NO3 → m muối = 0,2.189 + 0,025.80 = 39,8 gam Đáp án C Câu 2: Phương pháp: Lý thuyết về axit H3PO4. Hướng dẫn giải: Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng: P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 ↑ + H2O Đáp án D Câu 3: Phương pháp: - Khi nhỏ từ từ H+ vào hỗn hợp {CO32-; HCO3-} thì các phản ứng xảy ra theo thứ tự: (1) H+ + CO32- → HCO32- (2) H+ + HCO3- → H2O + CO2 - Tính toán theo các PT ion để xác định thể tích khí CO2 thu được. Hướng dẫn giải: \({n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} = 0,2(mol)\) \({n_{C{O_3}^{2 - }}} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,15(mol)\) \({n_{HC{O_3}^ - }} = {n_{NaHC{O_3}}} = 0,1(mol)\) Khi nhỏ từ từ H+ vào hỗn hợp {CO32-; HCO3-} thì các phản ứng xảy ra theo thứ tự: (1) H+ + CO32- → HCO32- 0,15 ← 0,15 → 0,15 (mol) Lúc này: \({n_{{H^ + }}} = 0,2 - 0,15 = 0,05(mol);\\{n_{HC{O_3}^{2 - }}} = 0,1 + 0,15 = 0,25(mol)\) (2) H+ + HCO3- → H2O + CO2 0,05 → 0,05 → 0,05 (mol) → V = 0,05.22,4 = 1,12 lít Đáp án D Câu 4: Phương pháp: - Các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là các ion không phản ứng với nhau. - Phản ứng trao đổi ion chỉ xảy ra khi tạo thành ít nhất 1 trong 3 loại chất: kết tủa, khí, chất điện li yếu. Hướng dẫn giải: A sai vì có phản ứng: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 ↓ B sai vì có phản ứng: 2H+ + CO32- → H2O + CO2; Ag+ + Br- → AgBr ↓; … C sai vì có phản ứng: NH4+ + OH- → NH3 ↑ + H2O D đúng Đáp án D Câu 5: Phương pháp: Lý thuyết về cacbon. Hướng dẫn giải: Tủ lạnh dùng lâu có mùi hôi, ta có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than gỗ (xốp) để khử mùi hôi đó là do than gỗ có khả năng hấp phụ cao nên hấp phụ mùi hôi của tủ lạnh. Đáp án A Câu 6: Phương pháp: - Dựa vào khối lượng hỗn hợp kim loại và tỉ lệ mol tính được số mol mỗi kim loại. - Từ dữ kiện cho dung dịch A phản ứng với NaOH không thấy khí thoát ra để lập luận khả năng tạo NH4NO3. - Xác định thành phần muối từ đó tính được khối lượng muối tạo thành. Hướng dẫn giải: Đặt nAl = nFe = x mol Ta có: 27x + 56x = 8,3 → x = 0,1 Do cho dd A phản ứng với NaOH không thấy khí thoát ra nên dd A không chứa NH4NO3. Hỗn hợp Al, Fe phản ứng với HNO3 dư không tạo NH4NO3 nên muối trong dung dịch sau phản ứng là: \({n_{Al{{(N{O_3})}_3}}} = {n_{Al}} = 0,1(mol)\) \({n_{Fe{{(N{O_3})}_3}}} = {n_{Fe}} = 0,1(mol)\) → mmuối = 0,1.213 + 0,1.242 = 45,5 gam Đáp án A Câu 7: Phương pháp: - Từ số mol các axit và bazo ban đầu tính được số mol của ion H+ và OH- (theo a). - Dung dịch sau phản ứng có pH = 13 > 7 → OH- dư, H+ phản ứng hết - Tính toán theo PT ion rút gọn: H+ + OH- → H2O Hướng dẫn giải: \({n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} + 2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,02 + 2.0,01 = 0,04(mol)\) \({n_{O{H^ - }}} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,6{\rm{a}}(mol)\) Dung dịch sau phản ứng có pH = 13 > 7 → OH- dư, H+ phản ứng hết → pOH = 14 - pH = 1 → [OH-] = 10-1 = 0,1M PT ion: H+ + OH- → H2O Bđ: 0,04 0,6a (mol) Pư: 0,04 → 0,04 (mol) Sau: 0 0,6a-0,04 (mol) Ta có: \({\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}} = \dfrac{{0,6{\rm{a}} - 0,04}}{{0,2 + 0,3}} = 0,1 \to a = 0,15\) Đáp án C Câu 8: Phương pháp: Lý thuyết về các hợp chất của cacbon. Hướng dẫn giải: NaHCO3 được dùng làm thuốc đau dạ dày do thừa axit. Đáp án C Câu 9: Phương pháp: Nhiệt phân muối nitrat M(NO3)n - Nếu M là [K, ..., Ca] thì nhiệt phân thu được muối M(NO2)n và O2 - Nếu M là [Mg, ..., Cu] thì nhiệt phân thu được M2On, NO2, O2 Ngoại lệ: 2Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + 0,5O2 - Nếu M là [Ag, ...] thì nhiệt phân thu được M, NO2, O2 Hướng dẫn giải: Nhiệt phân các muối nitrat của các kim loại [Mg, …, Cu] thu được oxit kim loại, NO2, O2. A loại KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3 B loại AgNO3, NaNO3 C loại AgNO3 D đúng Đáp án D Câu 10: Phương pháp: Lý thuyết về hợp chất của cacbon. Hướng dẫn giải: Để chữa đau dạ dày, người bệnh thường uống trước bữa ăn dung dịch NaHCO3. Đáp án D Câu 11: Phương pháp: - Khi kim loại phản ứng với HNO3 đặc cho sản phẩm khử là NO2 và kim loại bị oxi hóa lên mức oxi hóa cao nhất. - Viết PTHH của phản ứng hóa học xảy ra từ đó nêu hiện tượng. Hướng dẫn giải: PTHH: Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O → Hiện tượng: Dung dịch có màu xanh của Cu(NO3)2 và khí màu nâu đỏ NO2. Đáp án C Câu 12: Hướng dẫn giải: Để nhận biết 4 chất trên ta có thể dùng Ba(OH)2: - Xuất hiện khí mùi khai và kết tủa trắng → (NH4)2SO4 (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O - Xuất hiện khí mùi khai → NH4Cl 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O - Xuất hiện kết tủa trắng → Na2SO4 Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NaOH - Không hiện tượng → NaCl Đáp án B Câu 13: Phương pháp: Muối axit là muối chứa nguyên tử H có khả năng phân li ra H+. Chú ý: Các muối HPO32-, H2PO2-, HPO22- không phải là muối axit. Hướng dẫn giải: Na2HPO3 không phải là muối axit do không còn khả năng phân li ra H+. Đáp án A Câu 14: Phương pháp: - Dựa vào số mol các chất ban đầu tính được số mol các ion: H+, OH- (theo a), SO42-, Ba2+ (theo a). - Dung dịch sau phản ứng có pH = 12 > 7 → OH- dư, H+ phản ứng hết Tính được nồng độ của OH- sau phản ứng. - Tính toán theo PT ion rút gọn tìm được giá trị của a. - Xét phản ứng của ion Ba2+ và SO42- tính được khối lượng kết tủa BaSO4. Hướng dẫn giải: Tính được: \({n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} + 2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,025(mol)\) \({n_{O{H^ - }}} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,5{\rm{a}}(mol)\) \({n_{S{O_4}^{2 - }}} = {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,0025(mol)\) \({n_{B{a^{2 + }}}} = {n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,25{\rm{a}}(mol)\) Dung dịch sau phản ứng có pH = 12 > 7 → OH- dư, H+ phản ứng hết → pOH = 14 - pH = 2 → [OH-] = 10-2 = 0,01M PT ion: H+ + OH- → H2O Bđ: 0,025 0,5a (mol) Pư: 0,025 → 0,025 (mol) Sau: 0 0,5a-0,025 (mol) Ta có: \({\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}} = \dfrac{{0,5{\rm{a}} - 0,025}}{{0,5}} = 0,01 \to a = 0,06\) \( \to {n_{B{a^{2 + }}}} = 0,25{\rm{a}} = 0,015(mol);\\{n_{S{O_4}^{2 - }}} = 0,0025(mol)\) PT ion: Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓ Bđ: 0,015 0,0025 (mol) Pư: 0,0025 ← 0,0025 → 0,0025 (mol) → m = 0,0025.233 = 0,5825 gam Đáp án A Câu 15: Phương pháp: - Khái niệm: Chất khử là chất cho electron (có số oxi hóa tăng lên). - Xác định số oxi hóa của nguyên tố C trước và sau trong các phản ứng từ đó xác định phản ứng mà C thể hiện tính khử. Hướng dẫn giải: Chất khử là chất cho electron (có số oxi hóa tăng lên). Trong phản ứng: C + 2FeO → 2Fe + CO2 thì số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4 nên C thể hiện tính khử. Đáp án B Câu 16: Phương pháp: Cách chuyển đổi các phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn: + Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion, các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử thu được phương trình ion đầy đủ. + Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn. Hướng dẫn giải: (I) Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓ + 2NaCl → PT ion thu gọn: Ba2+ + CO32- → BaCO3 (II) (NH4)2CO3 + Ba(NO3)2 → BaCO3 ↓ + 2NH4NO3 → PT ion thu gọn: Ba2+ + CO32- → BaCO3 (III) Ba(HCO3)2 + K2CO3 → BaCO3 ↓ + 2KHCO3 → PT ion thu gọn: Ba2+ + CO32- → BaCO3 (IV) BaCl2 + MgCO3 không phản ứng. Vậy các cặp (I), (II), (III) có cùng phương trình ion thu gọn. Đáp án A Câu 17: Phương pháp: Quy tắc xác định số oxi hóa: 1. Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng 0 2. Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0. 3. Trong các ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng điện tích của ion. 4. Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của H bằng +1 (trừ hiđrua kim loại). Số oxi hóa của O bằng -2 (trừ OF2 và peoxit). Hướng dẫn giải: \[\mathop {Si}\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2} ;\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop {Si}\limits^{ + 4} {\mathop O\limits^{ - 2} _2};\,\,\,\,\,\,\,\mathop {Si}\limits^{ - 4} {\mathop H\limits^{ + 1} _4};\,\,\,\,\,\,\,{\mathop {Mg}\limits^{ + 2} _2}\mathop {Si}\limits^{ - 4} \] Vậy trong SiO2 thì Si có số oxi hóa cao nhất. Đáp án B Câu 18: Phương pháp: Lý thuyết về phân bón hóa học. Hướng dẫn giải: "Đạm trời" là phân đạm, có chứa nguyên tố dinh dưỡng N. Đáp án D Câu 19: Phương pháp: Chất điện li mạnh gồm có các axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối (trừ một số muối như AgCl, CuCl, HgCl2, …). Hướng dẫn giải: Chất điện li mạnh gồm có các axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối (trừ một số muối như AgCl, CuCl, HgCl2, …). Trong các chất đề bài cho, NaCl là chất điện li mạnh. Đáp án C Câu 20: Phương pháp: Lý thuyết tổng hợp về nitơ và các hợp chất của nitơ. Hướng dẫn giải: - Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion NO, NH4+, NO3- lần lượt là +2, -3, +5. → Đúng - Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với khí H2 ở nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp. → Sai, N2 phản ứng với H2 tạo NH3 có số oxi hóa giảm từ 0 xuống -3 nên N2 thể hiện tính oxi hóa. - Ở điều kiện thường, đơn chất N2 hoạt động hóa học hơn photpho. → Sai, đơn chất N2 có liên kết ba rất bền nên khá trơ về mặt hóa học. - Khí nitơ duy trì sự hô hấp và sự cháy. → Sai, khí duy trì sự hô hấp và sự cháy là O2. Đáp án A Câu 21: Phương pháp: Tính tan trong nước của muối photphat: + Các muối photphat của các kim loại kiềm, amoni đều tan. + Với các kim loại khác, chỉ có muối H2PO4- tan; các muối PO43- và HPO42- đều không tan hoặc ít tan. Hướng dẫn giải: Muối Ca(H2PO4)2 tan trong nước. Đáp án C II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 22: Phương pháp: Lý thuyết về nitơ và các hợp chất của nitơ. Hướng dẫn giải: - "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ" chỉ giai đoạn lúa đang cần chất dinh dưỡng cho sự phát triển. - Khi có mưa giông sấm sét, tia lửa điện cung cấp nhiệt độ rất cao (≈ 3000oC) khiến cho N2 trong không khí phản ứng với O2: \({N_2} + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}\,cao}}2NO\) Sau đó, NO sinh ra kết hợp với O2 tạo thành NO2: \(2NO + {O_2} \to 2N{O_2}\) Khí NO2 phản ứng với nước và O2 trong không khí tạo HNO3: \(4N{O_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4HN{O_3}\) Axit HNO3 có tính oxi hóa mạnh, dễ dàng phản ứng với nhiều chất tạo ion NH4+, NO3- cung cấp nguyên tố dinh dưỡng N cho sự phát triển của cây, do đó cây lúa phát triển nhanh nên được ví như "hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Câu 23: Phương pháp: - Từ số mol của H2SO4 và KOH tính được số mol H+ và OH-. - Tính toán theo PT ion thu gọn: H+ + OH- → H2O - Xác định được nồng độ ion H+ (hoặc OH-) sau phản ứng. - Tính pH: pH = -log[H+] hoặc pH = 14 + log[OH-] Hướng dẫn giải: \({n_{{H^ + }}} = 2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 2.(0,005.1) = 0,01(mol)\) \({n_{O{H^ - }}} = {n_{K{\rm{O}}H}} = 4.0,005 = 0,02(mol)\) PT ion: H+ + OH- → H2O Bđ: 0,01 0,02 (mol) Pư: 0,01 → 0,01 (mol) Sau: 0 0,01 (mol) \( \to {\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}} = \dfrac{{0,01}}{{1 + 4}} = 0,002(M)\) \( \to pH = 14 + \log {\rm{[}}O{H^ - }{\rm{]}} = 14 + \log (0,002) = 11,3\) Câu 24: Phương pháp: Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm CO2 + 2OH- → CO32- + H2O CO2+ OH- → HCO3- Đặt nOH-/nCO2 = (*) Nếu (*) ≤ 1 thì phản ứng chỉ tạo muối HCO3- Nếu 1 < (*) < 2 thì phản ứng sinh ra HCO3- và CO32- Nếu (*) = 2 thì phản ứng chỉ sinh ra CO32- Nếu (*) > 2 thì sau phản ứng thu được CO32- và OH- dư Chú ý: Kiềm còn dư nằm trong chất rắn sau khi cô cạn. Hướng dẫn giải: \({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{0,448}}{{22,4}} = 0,02(mol)\) \({n_{NaOH}} = 0,1.0,5 = 0,05(mol)\) Ta thấy: \(\dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \dfrac{{0,05}}{{0,02}} = 2,5 > 2\) → Sau phản ứng thu được Na2CO3 và NaOH dư PTHH: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O Bđ: 0,02 0,05 (mol) Pư: 0,02 → 0,04 → 0,02 (mol) Sau: 0 0,01 0,02 (mol) Vậy chất rắn sau khi cô cạn có chứa: 0,02 mol Na2CO3 và 0,01 mol NaOH dư → m chất rắn = 0,02.106 + 0,01.40 = 2,52 gam HocTot.Nam.Name.Vn
|