Ôn tập chương II trang 40 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức

Trình bày khái niệm, thành phần và tính chất của đất trồng. Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng và cải tạo đất chua, đất mặn và đất bạc màu.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

1. Trình bày khái niệm, thành phần và tính chất của đất trồng.

Lời giải chi tiết:

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.

Thành phần của đất trồng:

- Phần lỏng: có thành phần chủ yếu là nước. Nước trong đất cung cấp nước cho cây, duy trì độ ẩm đất, là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng.

- Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ. 

+ Chất vô cơ do đá mẹ bị phá hủy tạo thành, chiếm khoảng 95%, trong đó chứa các chất dinh dưỡng như đạn, lân, kali...

+ Chất hữu cơ do sự phân hủy của xác sinh vật chuyển hóa tạo thành.

- Phần khí: chủ yếu gồm khí oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số khí khác. Khí trong đất có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của hệ rễ cây và hoạt động của sinh vật đất.

- Sinh vật đất: có vai trò cải tạo đất, phân giải tàn dư thực vật, động vật; phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Tính chất của đất trồng:

- Thành phần cơ giới của đất:

+ Phần vô cơ của đất bao gồm các cấp hạt có đường kính khác nhau. Tỉ lệ các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên tành phần cơ giới của đất.

+ Đất chứa càng nhiều hạt có kích thước nhỏ thì càng nhiều chất mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

- Phản ứng của dung dịch đất:

+ Đất chua có độ pH dưới 6,6, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất, khả năng cũng cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng, sự duy trì cân bằng hàm lượng chất hữu cơ và chất vô cơ ở đất.

+ Đất kiềm có độ PH trên 7,5. Đất có tính kiềm có làm tính chất vật lí của đất bị xấu, mùn trong đất dễ bị rửa trôi...

+ Đất trung tính có pH từ 6,6 đến 7,5; là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và hệ sinh vật trong đất.

2. Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng và cải tạo đất chua, đất mặn và đất bạc màu.

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp cải tạo đất chua:

+ Biện pháp bón vôi: Bón vôi khử chua, kết tủa Al3+, Fe3+ di động làm mất khả năng gây độc cho cây và cố định lân trong đất, tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất, huy động thức ăn cho cây, xúc tiến hình thành kết cấu đất làm cho đất tơi, xốp và điều chỉnh pH phù hợp với yếu cầu của cây trồng.

+ Biện pháp thủy lợi: Vùng ngoài đê biển cần củng cố, đắp đê kết hợp trông cây chắn sóng, ngăn nước biển tràn vào đồng ruộng.

+ Biện pháp canh tác: Hạn chế hoặc không làm cho đất vào mùa mưa ở vùng đồi núi, vùng đất dốc nhằm hạn chế rửa trôi các cation kiềm trong đất. Che phủ đất bằng tàn dư thực vật, nylon, trồng cây phân xanh.

- Biện pháp cải tạo đất mặn:

+ Biện pháp bón phân: Bón phân kết hợp với rửa mặn có tác dụng cải tạo đất mặn nhanh chóng.

+ Biện pháp thủy lợi: Xây dựng, củng cố hệ thống đê biển, trồng cây chắn sóng giúp ngăn nước mặn xâm nhập. Xây dựng hệ thống kênh, mương giúp thau rửa, tiêu mặn. Làm mương hạ mực nước ngầm để ngăn mặn không thấm lên tầng đất trồng.

+ Biện pháp canh tác: Xây dựng chế độ luân cnah hợp lí, bố trí thời vụ để tránh mặn.

+ Chế độ làm đất thích hợp: cày không lật, xới đất nhiều lần để cắt được mao quản làm cho muối không thấm lên tầng đất mặn. Vùng đất đã cải tạo không để đất bị khô hạn, không làm đất ải.

- Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu:

+ Biện pháp bón phân: Bón phân hữu cơ, phân vô cơ, phân xanh, đặc biệt là phân hữu cơ để vừa nâng cao độ phì nhiêu của đất, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Bón vôi để nâng cao độ pH đất và cải tạo tính chất vật lí của đất.

+ Biện pháp thủy lợi: Tưới, tiêu hợp lí nhằm tránh rửa trôi các dinh dưỡng trong đất.

+ Biện pháp canh tác: Bố trí hệ thống cây trồng, sử dụng giống ngắn ngày thích hợp. Sử dụng công thức luân canh, tăng vụ, trồng xen cây họ đậu để vừa tăng thu nhập, vừa cải tạo đất.

3. Phân biệt giá thể tự nhiên và giá thể trơ cứng. Trình bày đặc điểm của một số loại giá thể trồng cây phổ biến.

Lời giải chi tiết:

 

Giá thể tự nhiên

Giá thể trơ cứng

Nguyên liệu

Than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa

Đá perlite, đất sét, đất phù sa...

Sản xuất

Phối trộn/ủ với chế phẩm vi sinh vật

- Xay, nghiền vật liệu

- Nung ở nhiệt độ cao

Một số loại giá thể trồng cây phổ biến:

- Giá thể than bùn: là loại giá thể được tạo ra từ xác các loài thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí.

+ Ưu điểm: Xốp, nhẹ, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giữ chất dinh dưỡng không bị rửa trôi sau mỗi lần tưới cây.

+ Nhược điểm: Hàm lượng chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng thấp nên khi sử dụng cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng.

- Giá thể mùn cưa: là loại giá thể tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ. Để sản xuất giá thể, mùn cưa được ủ với chế phẩm vi sinh vật.

+ Ưu điểm: Giá thể mùn cưa phân hủy thành chất hữu cơ giúp đất tơi, xốp, ổn định nhiệt, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thông qua biến đổi của vi sinh vật.

+ Nhược điểm: Giá thể mùn cưa chủ yếu là cellulose nên có độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều.

4. Trình bày các bước sản xuất giá thể than bùn, giá thể mùn cưa, giá thể trấu hun và giá thể xơ dừa.

Lời giải chi tiết:

- Giá thể than bùn:

+ Bước 1: Tập kết than bùn sau khi khai thác về nơi chế biến như sân phơi, nhà xưởng.

+ Bước 2: Phơi khô than bùn ngoài không khí và nghiền nhỏ.

+ Bước 3: Phối trộn với vôi bột, chất phụ gia, chế phẩm vi sinh vật, sau đó ủ một thời gian.

+ Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây.

- Giá thể mùn cưa:

+ Bước 1: Tập kết mùn cưa về xưởng chế biến.

+ Bước 2: Phơi khô, đảo đều.

+ Bước 3: Ủ mùn cưa với chế phẩm vi sinh vật.

+ Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây.

- Giá thể trấu hun:

+ Bước 1: Thu nhận trấu về cơ sở sản xuất.

+ Bước 2: Đốt trấu trong điều kiện kị khí, làm nguội bằng việc dàn thành lớp mỏng, phun nước lên trấu đã hun, loại bỏ tạp chất.

+ Bước 3: Phối trộn với chế phẩm vi sinh vật.

+ Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây.

- Giá thể xơ dừa:

+ Bước 1: Thu gom vỏ dừa, phơi khô, làm nhỏ.

+ Bước 2: Ngâm vỏ dừa đã được làm nhỏ trong nước sạch khoảng 2 - 3 ngày; sau đó, ngâm trong nước vôi (tỉ lệ 2kg vôi/100 lít nước) khoảng 5 - 7 ngày để loại bỏ các chất độc hại với cây trồng.

+ Bước 3: Phối trộn và ủ với chế phẩm vi sinh vật.

+ Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây.

5. Xác định độ chua, độ mặn của đất trồng có ý nghĩa như thế nào đối với trồng trọt? Nêu ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết:

- Xác định độ chua, độ mặn của đất để có những biện pháp cải tạo đất, chọn cây trồng cho phù hợp nhất với đất.

- Ví dụ, để cải tạo đất chua:

+ Sử dụng các biện pháp như bón vôi, thủy lợi và canh tác thích hợp.

+ Lựa chọn các loại rau, củ ưa trồng trong đất chua: húng quế, bông cải xanh; bông cải trắng, bắp cải; cần tây; cà tím, củ cải; khoai tây...

+ Lựa chọn phân bón phù hợp: Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4...)

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close