Giải bài Viết trang 25 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo

Dùng mẫu Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để đánh giá văn bản Quan niệm về thần tượng (Bài 2).

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Dùng mẫu Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để đánh giá văn bản Quan niệm về thần tượng (Bài 2).


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần kiến thức tập làm văn để đánh giá văn bản.


Lời giải chi tiết:

 

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận

X

 

 

Nêu tính cấp thiết của vấn đề

X

 

Thân bài

Trình bày và làm rõ ý kiến qua ít nhất hai luận điểm chính

X

 

 

Xem xét vấn đề từ nhiều phía

X

 

 

Thể hiện nhận thức, quan niệm, thái độ, lập trường của người viết về vấn đề nghị luận (trước các biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu, …)

X

 

 

Làm sáng tỏ vấn đề bằng các lí lẽ và bằng chứng

X

 

 

Hướng đến nhận thức chung hoặc nêu giải pháp cho vấn đề

X

 

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề, ý kiến đã trình bày

X

 

 

Nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề

 

X

 

Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí

X

 

 

Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn

X

 

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

Sử dụng các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ và bảo đảm mạch lạc cho bài viết.

X

 

Câu 2

Thực hiện các yêu cầu của đề bài dưới đây:

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một trong những vấn đề sau:

- Ích lợi của hợp tác nhóm trong học tập và trong đời sống. [1]

- Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết? [2]

- Nội quy nơi công cộng có làm hạn chế sự tự do, thoải mái của mỗi người? [3]

Bạn hãy:

a. Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc mà bài viết hướng tới.

b. Tìm ý, lập dàn ý cho bài viết; kiểm tra về tính hợp lí của dàn ý (trao đổi với bạn cùng nhóm nếu có điều kiện) và chỉnh sửa, hoàn tất dàn ý của mình.

c. Dựa vào dàn ý, viết đoạn mở bài và một trong số các đoạn thuộc phần thân bài; tự đánh giá, chỉnh sửa các đoạn văn đã viết (sử dụng bảng kiểm kĩ năng nghị luận đã sử dụng ở câu 1).

d. Viết tiếp các đoạn thân bài, kết bài và hoàn tất bài viết.

đ. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm (sử dụng bảng kiểm kĩ năng nghị luận đã sử dụng ở câu 1).


Phương pháp giải:

Xác định đúng yêu cầu của từng ý và trả lời.

Lời giải chi tiết:

a. Lựa chọn đề tài: Sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết?

b. Lập dàn ý

* Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: Sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết?

* Thân bài:

1. Luận điểm: Sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè,… là rất đáng quý và cần thiết trong cuộc đời của mỗi người.

- Lí lẽ: Trợ giúp, giúp đỡ xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trợ giúp; là sự động viên quý giá đối với người được trợ giúp.

- Bằng chứng: Nhờ sự hỗ trợ, tiếp sức kịp thời mà nhiều người đã vượt qua những khó khăn, thử thách

2. Luận điểm: Trợ giúp cần phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng người

- Lí lẽ: Sự trợ giúp sẽ giúp ta giải quyết đúng khó khăn, bởi khó khăn có nhiều loại, có những khó khăn ta có thể tự vượt qua để vững vàng hơn nhưng cũng có những khó khăn cần sự giúp đỡ.

- Bằng chứng: Có khó khăn vật chất, có khó khăn về tinh thần, có khó khăn về nhận thức và kĩ năng, …

3. Luận điểm: Trợ giúp cần phải đúng cách

- Lí lẽ: Trợ giúp không phải là làm thay, khiến nảy sinh tâm lí ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công.

* Kết bài:

- Sự trợ giúp luôn cần thiết trong cuộc sống của mỗi người, hãy trân trọng những sự trợ giúp và luôn sẵn sàng trợ giúp mọi người xung quanh mình.

c.

Đoạn mở bài: Cuộc sống hàng ngày luôn chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách, có những khó khăn thử thách ta dễ dàng vượt qua nhưng cũng có những khó khăn thử thách cần có sự tương trợ, giúp đỡ của người thân và bạn bè để có thể vượt qua.

Đoạn thân bài: Trợ giúp, giúp đỡ xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trợ giúp; là sự động viên quý giá đối với người được trợ giúp.Nhờ sự hỗ trợ, tiếp sức kịp thời mà nhiều người đã vượt qua những khó khăn, thử thách.

d. 

Bài viết tham khảo

Cuộc sống hàng ngày luôn chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách, có những khó khăn thử thách ta dễ dàng vượt qua nhưng cũng có những khó khăn thử thách cần có sự tương trợ, giúp đỡ của người thân và bạn bè để có thể vượt qua.

Trợ giúp, giúp đỡ xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trợ giúp; là sự động viên quý giá đối với người được trợ giúp.Nhờ sự hỗ trợ, tiếp sức kịp thời mà nhiều người đã vượt qua những khó khăn, thử thách.Như những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn được bạn bè trong lớp, thầy cô giúp đỡ hay những người có hoàn cảnh khó khăn được các mạnh thường quân giúp đỡ. Việc làm này đã giúp cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn, có hi vọng hơn mở ra cho họ những chân trời mới. Thử hỏi nếu không có sự giúp đỡ như vậy cuộc đời họ sẽ khó khăn, bất hạnh đến nhường nào.

Tuy nhiên mặc dù việc giúp đỡ là rất cần thiết nhưng nó phải đúng việc đúng người. Sự trợ giúp nhằm giải quyết đúng khó khăn, bởi khó khăn có nhiều loại. Có khó khăn vật chất, có khó khăn về tinh thần, có khó khăn về nhận thức và kĩ năng…Với mỗi loại chúng ta nên có sự giúp đỡ phù hợp. Nên hiểu rằng việc giúp đỡ chỉ là bước đầu, quan trọng là giúp họ tự tin, vững bước vào cuộc sống, tự lực trên chính đôi chân, khối óc của mình.

Việc trợ giúp cần phải đúng cách. Trợ giúp không phải là bao cấp, làm thay, khiến nảy sinh tâm lí chây lười, ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công. Thái độ trợ giúp cũng cần vui vẻ, thân thiện, tích cực, tránh dẫn đến những tình huống gây ra hiểu lầm khiến cho người nhận được sự giúp đỡ không thoải mái và vui vẻ.

Tóm lại, sự trợ giúp của người thân, bạn bè luôn cần cho con người, thể hiện đạo lí yêu thương, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau. Sự trợ giúp sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, khi nó khiến người được trợ giúp có cơ hội vượt qua thử thách và sống có ích hơn.

đ. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.


  • Giải bài Nói và nghe trang 25 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo

    Trình bày ý kiến của bạn về một trong những vấn đề sau: - Ưu thế và ích lợi của hợp tác nhóm trong học tập và trong hoạt động thực tiễn. [1] - Sự trợ giúp của gia đình, bạn bề đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết? [2] - Nội quy nơi công cộng có làm hạn chế sự tự do, thoải mái của mỗi người? [3]

  • Giải bài Tiếng Việt trang 24 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo

    Chỉ ra cách đánh dấu phần bị tỉnh lược được sử dụng trong hai văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (SGK Ngữ văn 10, tập một) và Thử thách ngọt ngào. Trong các trường hợp trên, nếu không đánh dấu phần tỉnh lược bằng phần lược dẫn thì bạn có thể thay thế bằng cách đánh dấu nào?

  • Giải bài Đọc trang 20 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo

    Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thử thách ngọt ngào là văn bản sử thi?

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close