Bài V.1, V.2, V.3 trang 80 SBT Vật Lí 12

Giải bài V.1, V.2, V.3 trang 80 sách bài tập vật lí 12. Gọi nđ, nv và nl lần lượt là chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ, ánh sáng vàng và ánh sáng lam. Hệ thức nào dưới đây là đúng ?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

V.1

Gọi \({n_d},{n_v}\) và \({n_l}\) lần lượt là chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ, ánh sáng vàng và ánh sáng lam. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. \({n_d} > {n_v} > {n_l}.\)         B. \({n_d} < {n_v} < {n_l}.\)

C. \({n_d} > {n_l} > {n_v}.\)         D. \({n_d} < {n_l} < {n_v}.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về chiết suất của của ánh sáng khả kiến: \({n_d} < n < {n_t}\)

Lời giải chi tiết:

Chiết suất của của ánh sáng khả kiến: \({n_d} < n < {n_t}\)

Chọn B

V.2

Hiện tượng nào dưới đây giúp ta khẳng định ánh sáng có tính chất sóng?

A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.

B. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

C. Hiện tượng tán sắc.

D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về tính chất sóng ánh sáng.

Lời giải chi tiết:

Tính chất sóng của ánh sáng thể hiện qua hiện tượng giao thoa ánh sáng

Chọn D

V.3

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, nếu dùng ánh sáng đỏ (\({\lambda _d} = 0,7\mu m)\) thì khoảng vân đo được là \(1,4mm.\) Nếu dùng ánh sáng tím (\({\lambda _t} = 0,4\mu m)\) thì khoảng vân đo được là

A. \(0,2mm.\)                         B. \(0,4mm.\)

C. \(0,8mm.\)                         D. \(1,2mm.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính khoảng vân \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có khoảng vân \(i = \dfrac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow \dfrac{{{i_2}}}{{{i_1}}} = \dfrac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}}\\ \Rightarrow {i_2} = \dfrac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}}.{i_1} = \dfrac{{0,4}}{{0,7}}.1,4 = 0,8mm\)

Chọn C

HocTot.Nam.Name.Vn

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close