Giải Bài tập 9 trang 25 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sốngĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài tập 9. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi li từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam ta chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp”, những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang, in trong Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr. 32 – 33) Câu 1 Câu 1 (trang 25, SBT Ngữ Văn 8 tập 1) Đoạn văn trên thể hiện quan điểm gì của tác giả? Phương pháp giải: - Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Nêu ra những điểm mạnh và chỉ ra những điểm hạn chế của người Việt Nam. Câu 2 Nêu ra những điểm mạnh và chỉ ra những điểm hạn chế của người Việt Nam. Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Theo tác giả, người Việt Nam có hai điểm mạnh cần khẳng định: cần cù, sáng tạo Câu 3 Câu 3 (trang 25, SBT Ngữ Văn 8 tập 1) Những hạn chế nào của người Việt Nam được tác giả chỉ ra? Những hạn chế đó có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống hiện tại? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: - Một số hạn chế của người Việt Nam: thiếu đức tính tỉ mỉ; thiếu cái nhìn xa rộng và tinh thần chủ động; không tôn trọng quy trình nghiêm ngặt của công nghệ và thiếu sự khẩn trương. - Những hạn chế đó khiến cho người Việt Nam khó đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm ngặt, khắt khe của nền sản xuất công nghiệp và “hậu công nghiệp”, là vật cản trở ghê gớm trong một xã hội công nghiệp. Câu 4 Câu 4 (trang 25, SBT Ngữ Văn 8 tập 1) Quan điểm của tác giả có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới? Phương pháp giải: - Đọc kĩ đoạn trích - Đưa ra nhận xét khái quát Lời giải chi tiết: Quan điểm của tác giả có tác dụng cảnh tỉnh cần thiết cho quá trình phát triển của đất nước. Theo quan điểm đó, người Việt Nam cần phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt hạn chế để đưa đất nước phát triển theo chiều hướng tiến bộ, không bị tụt hậu. Câu 5 Câu 5 (trang 25, SBT Ngữ Văn 8 tập 1) Đoạn văn trên được tổ chức theo kiểu nào? Dựa vào đâu em nhận biết điều đó? Phương pháp giải: - Đọc kĩ đoạn trích - Áp dụng kiến thức các kiểu văn nghị luận Lời giải chi tiết: - Đoạn văn được tổ chức theo hình thức phối hợp. - Dấu hiệu nhận biết: mở đầu và kết thúc bằng những câu chủ đề, có ý nghĩa khái quát. Các câu còn lại trong đoạn nêu những khía cạnh cụ thể, chứng minh cho các câu chủ đề, nhận xét ấy.
|