Giải bài tập 7 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 23 sách bài tập Văn 10 tập 2- Kết nối tri thứcPhân tích ý nghĩa của các hình ảnh, biểu tượng trong bài thơ (bình vàng, rượu trong, mâm ngọc, nhắm quý, băng, tuyết, Hoàng Hà, Thái Hàng, thuyền, buồm mây). Nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện qua các yếu tố nào? Phân tích sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Phân tích ý nghĩa của các hình ảnh, biểu tượng trong bài thơ (bình vàng, rượu trong, mâm ngọc, nhắm quý, băng, tuyết, Hoàng Hà, Thái Hàng, thuyền, buồm mây). Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ. - Chú ý mối quan hệ giữa các hình ảnh, biểu tượng với nhân vật trữ tình. - Từ đó rút ra ý nghĩa của các hình ảnh, biểu tượng đó. Lời giải chi tiết: Các hình ảnh bình vàng, rượu trong, mâm ngọc, nhằm quý biểu trưng cho danh lợi, quyền chức, đời sống xa hoa nơi cung đình. Ngược lại, các hình ảnh băng, tuyết, Hoàng Hà, Thái Hàng lại biểu trưng cho đường đời đầy khó khăn, thử thách. Thuyền, buồm mây ở đây biểu trưng cho lí tưởng, hoài bão được tự do tung hoành ngang dọc, vượt qua các thử thách để thực thi chí lớn. Câu 2 Nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện qua các yếu tố nào? Phân tích sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Phương pháp giải: Đọc lại bài thơ. - Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nêu các yếu tố thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình. - Từ đó phân tích sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình. Lời giải chi tiết: - Nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện qua các hành động: “Dằn chén, ném đũa, nuốt không được”, “Vung gươm bốn mặt, lòng mênh mang”, “Rảnh rỗi buông câu bờ suối biếc”, “Chợt cưỡi thuyền mơ bên thái dương”, “Đè sóng cưỡi gió, hẳn có lúc”, “Treo thẳng buồm mây vượt bể khơi”. - Trong bốn câu thơ đầu, nhân vật trữ tình thể hiện cảm xúc phẫn uất, chua chát khi phải sống trong một cuộc sống xa hoa nhưng tù túng và khát vọng tự do tung hoành ngang dọc (“Dằn chén, ném đũa, nuốt không được/ Vung gươm bốn mặt, lòng mênh mang”). - Bốn câu thơ tiếp theo thể hiện niềm mơ ước vượt thoát ra khỏi mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống để sống một cuộc sống tự do, theo đuổi lí tưởng, cũng có thể hiểu là khát vọng được phụng sự cho một bậc minh quân (“Chợt cưỡi thuyền mơ bên thái dương”). - Hai câu thơ tiếp theo lại là một lời tự thán và câu hỏi đầy băn khoăn về những lựa chọn mà mình nên theo đuổi. - Hai câu thơ cuối cùng với một giọng điệu hào hùng, đã khẳng định ý chí và khát vọng mãnh liệt muốn vượt qua mọi trở ngại, thách thức. →Có thể nói, mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là sự xung đột giữa một bên là con người mang lí tưởng cao đẹp, khát vọng tự do và một bên là cuộc sống chật chội, tù túng, đầy những khó khăn, thách thức, trong đó tất cả những cám dỗ của vật chất hay những trở ngại trên đường đời đều không thể đè bẹp được hoài bão và ý chí kiên cường của con người. Câu 3 So sánh cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Hành lộ nan của Lý Bạch và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rót. Phương pháp giải: - Đọc lại bài thơHành lộ nan của Lý Bạch và bài thơ Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rót. - Xác định cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ. - Từ đó so sánh điểm giống và khác nhau về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ. Lời giải chi tiết: Có thể thấy, nhân vật trữ tình trong cả hai bài thơ đều được miêu tả trong trạng thái đứng trước con đường nhiều lối rẽ, nhiều lựa chọn. Nhưng, cảm xúc, tâm thế của hai nhân vật trữ tình rất khác nhau. Trong bài thơ Hành lộ nan của Lý Bạch, nhân vật trữ tình thể hiện một ý chí mạnh mẽ và lựa chọn quyết liệt để đi một con đường dẫu nhiều sóng gió, còn trong bài Con đường không chọn, nhân vật trữ tình lại hiện lên như một kẻ đầy băn khoăn, do dự, phân vân với mỗi lựa chọn của mình. Hai trạng thái đó cũng là những trạng thái nhân sinh phổ quát của con người nói chung khi đứng trước những lối rẽ khác nhau trong cuộc đời mình. Câu 4 Hình ảnh con đường trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì? So sánh với ẩn dụ về con đường trong bài thơ Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rót. Phương pháp giải: - Đọc lại bài thơ Hành lộ nan của Lý Bạch và bài thơ Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rót. - Giải nghĩa hình ảnh con đường trong bài thơ Hành lộ nan. - Từ đó liên hệ tới hình ảnh con đường trong bài thơCon đường không chọn Lời giải chi tiết: - Hình ảnh con đường trong bài thơ được miêu tả thông qua các chi tiết:“Băng đầy sông, khó nỗi vượt Hoàng Hà!/ Tuyết mù trời, không đường lên Thái Hàng!”; trong lời cảm thán: “Đường gian nan! Đường gian nan!/ Bao ngã rẽ? Nay đâu rồi?”. Qua những chi tiết và lời cảm thán này, có thể thấy con đường ở đây tượng trưng cho đường đời nhiều khó khăn, chông gai, nhiều ngã rẽ, thử thách ý chí của con người. - Trong bài thơ Con đường không chọn, con đường được miêu tả qua các chi tiết:“lối rẽ trong rừng vàng rực lá”, “khúc quanh giữa bụi bờ chìm khuất”, “cỏ rậm muốn mời chân bước”, “thảm lá chưa chân in hằn dấu thẫm”. Con đường ở đây được miêu tả như một hành trình vô định, mơ hồ, với nhiều lối rẽ mời gọi bước chân của con người. Cùng sử dụng hình tượng con đường để miêu tả hành trình cuộc đời, nhưng ý nghĩa và những liên tưởng, cảm xúc mà hai hình tượng gợi nên trong hai bài thơ lại rất khác nhau, thể hiện những tâm trạng và lựa chọn rất khác nhau của nhân vật trữ tình. Câu 5 Ba văn bản Con đường không chọn, Hành lộ nan, Một đời như kẻ tìm đường gợi cho bạn suy nghĩ gì về hành trình của con người trong cuộc đời? Liệu con người có thể chủ động lựa chọn và thực hiện được những hoài bão của mình? Phương pháp giải: - Đọc lại bavăn bản: Con đường không chọn, Hành lộ nan, Một đời như kẻ tìm đường. - Rút ra thông điệp được tác giả gửi gắm thông qua ba văn bản đó. - Vận dụng kiến thức và trải nghiệm của bản thân để trả lời cho câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Có thể thấy, trong văn bản Một đời như kẻ tìm đường, tác giả cho rằng cuộc đời là một hành trình một chiều, được dẫn dắt bởi những động lực mà con người khó có thể biết, và mỗi lựa chọn của con người không quan trọng bằng việc người đó sống như thế nào, ứng xử ra sao với mỗi lựa chọn đó của mình. - Trong khi đó, ở bài thơ Hành lộ nan, tác giả lại thể hiện quan niệm: Đường đời nhiều gian nan, thử thách, nhiều khúc quanh nhưng không gì có thể khuất phục được khát vọng tự do và ý chí lớn lao của con người. - Ở bài thơ Con đường không chọn, cuộc đời lại được ví như một hành trình nhiều ngã rẽ, dù chọn lối nào, ta cũng không thoát khỏi trạng thái phân vân, do dự. → Mỗi tác phẩm đều thể hiện những quan niệm khác nhau về cuộc sống, về sự chọn lựa cũng như những hành xử khác nhau đối với mỗi chọn lựa của con người.
|