Giải Bài tập 5 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sốngĐọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Bài thơ có bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ Một đàn thằng hỏng đứng mà trông, Nó đỗ khoa này có sướng không! Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử... ngỏng đầu rồng. (Trần Tế Xương, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, Sđd, tr. 1223) Câu 1 Câu 1 (trang 29, SBT Ngữ Văn 8, tập 1): Bài thơ có bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần. Phương pháp giải: Áp dụng kiến thức thơ Đường luật Lời giải chi tiết: Việc xác định bố cục bài thơ có thể có nhiều phương án khác nhau. Gợi ý cách chia bài thơ thành 2 phần. – Hai câu thơ đầu: thể hiện thái độ ngán ngẩm cho các sĩ tử nói chung, đặc biệt là các sĩ tử đỗ đạt. – Hai câu thơ cuối: minh chứng thực tế thảm hại, đáng hổ thẹn của các sĩ tử đỗ đạt Câu 2 Câu 2 (trang 29, SBT Ngữ Văn 8, tập 1): Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã dùng những từ ngữ nào để gọi các sĩ tử? Nêu sắc thái nghĩa của các từ ngữ đó. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Trong hai câu thơ đầu, những từ ngữ tác giả dùng để gọi các sĩ tử là “một đàn thằng hỏng” (các sĩ tử thi trượt), “nó” (các sĩ tử đỗ đạt). Sắc thái nghĩa của các từ ngữ đó: + Một đàn thằng hỏng: sắc thái suồng sã, thô mộc. + Nó: sắc thái suồng sã. Có thể thấy, các sĩ tử dù đỗ đạt hay hỏng thi đều được nhà thơ gọi bằng những từ ngữ suồng sã, có ý coi thường. Câu 3 Câu 3 (trang 29, SBT Ngữ Văn 8, tập 1): Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ. Phương pháp giải: Áp dụng kiến thức thơ Đường luật Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Hình thức hai vế đối có vẻ ngược nhau (trên – dưới, bà – ông, đít – đầu, vịt - rồng) nhưng đều khắc họa những nhân vật đáng bị đem ra chế giễu, trào lộng. - Cách sắp xếp bà đầm, trên ghế ở câu thơ trước; ông cử, dưới sân ở câu thơ sau lột tả được sự thảm hại đến đáng thương của cái “đầu rồng” đỗ đạt, ở vị trí thấp hơn cái mông của một nhân vật đại diện cho bè lũ thực dân ngoại bang dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Câu 4 Câu 4 (trang 29, SBT Ngữ Văn 8, tập 1): Từ “bà đầm” trong bài thơ này có gì khác từ “mụ đầm” trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Liên hệ kiến thức văn bản khác Lời giải chi tiết: Một nhân vật xuất hiện trong một hoàn cảnh nhưng được nhà thơ dùng hai cách diễn đạt khác nhau để định danh: bà đầm, mụ đầm. Sự khác biệt này phản ánh hai giọng điệu khác nhau của tiếng cười trào phúng. + Từ “bà đầm” có tính chất tôn xưng; từ mụ đầm có tính chất khinh ghét. + Đi kèm từ “bà đầm” là những từ ngữ, hình ảnh thô tục (ngoi, đít vịt) → vẻ ngoài là trang trọng mà thực tế là khiếm nhã – tạo tiếng cười mỉa mai – châm biếm; khác với từ mụ đầm → trực tiếp thể hiện thái độ khinh ghét → thể hiện giọng điệu tiếng cười đả kích. Câu 5 Câu 5 (trang 29, SBT Ngữ Văn 8, tập 1): Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần Kiến thức Ngữ văn trong SGK Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là đả kích. Những dấu hiệu thể hiện giọng điệu đả kích trong bài thơ: + Sử dụng những từ ngữ suồng sã, khinh thường: một đàn thằng hỏng, nó, đít, ngỏng,... thể hiện thái độ khinh ghét quyết liệt + Sử dụng hình ảnh có tính chất suồng sã, thô mộc: ngoi đít vịt, ngỏng đầu rồng, thể hiện sự phủ nhận gay gắt giá trị của nhân vật Câu 6 Câu 6 (trang 29, SBT Ngữ Văn 8, tập 1): Vì sao các sĩ tử đỗ đạt lại trở thành đối tượng bị chế giễu? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Liên hệ kiến thức thực tế đương thời Lời giải chi tiết: Đây là một kì thi không giữ được sự tôn nghiêm cần phải có của những người đọc sách thánh hiền. Các sĩ tử đỗ đạt cam chịu hạ mình ở dưới sân, trước những kẻ thực dân ngoại bang đang ngạo nghễ ngồi trên cao.
|