Giải bài tập 5 trang 11 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức

Chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ. - Ngôn ngữ trang trọng và trữ tình: ngôn ngữ trang trọng, nhiều hình ảnh ẩn dụ và biểu tượng mang tính cổ điển: "Non cao biển rộng sóng trùng dương" và "Trời đất muôn đời".

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

THỂ NON NƯỚC

TẢN ĐÀ

Nước non nặng một lời thế, 

Nước đi, đi mãi, không về cùng non.

Nhớ lời "nguyện nước thề non", 

Nước đi chưa lại, non còn đứng không.

- Non cao những ngóng cùng trông, 

Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.

Xương mai một nắm hao gầy, 

Tóc mây một mải đã đầy tuyết sương.

Trời tây ngả bóng tà dương, 

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.

Non cao tuổi vẫn chưa già, 

Non thời nhớ nước, nước mà quên non.

Dù cho sông cạn đá mòn, 

Còn non, còn nước, hãy còn thế xưa.

Non cao đã biết hay chưa?

 Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

Nước non hội ngộ còn luôn, 

Bảo cho non chớ có buồn làm chi!

Nước kia dù hãy còn đi, 

Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.

- Nghìn năm giao ước kết đôi,

Non non nước nước không nguôi lời thế.

(Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam 1932-1941, NXB Văn học, Hà Nội – Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr. 7)

Câu 1

Chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về phong cách cổ điển trong thơ

Lời giải chi tiết:

- Ngôn ngữ trang trọng và trữ tình: ngôn ngữ trang trọng, nhiều hình ảnh ẩn dụ và biểu tượng mang tính cổ điển:  "Non cao biển rộng sóng trùng dương" và "Trời đất muôn đời". 

    - Sử dụng thể thơ lục bát

    - Tư duy đối xứng: có sự cân đối trong việc sắp xếp từ ngữ, câu thơ, tạo nên một cấu trúc hài hòa và đối xứng, một đặc điểm thường thấy trong thơ ca cổ điển.

“non cao”, “biển rộng”...

    - Chủ đề thiên nhiên và tình yêu: Tản Đà không chỉ miêu tả thiên nhiên như một bức tranh đẹp mà còn lồng ghép vào đó những tâm trạng, cảm xúc của con người, đặc biệt là nỗi buồn chia ly trong tình yêu, làm nổi bật nét đẹp cổ điển trong bài thơ.

Câu 2

Bạn hình dung như thế nào về bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý các chi tiết, hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được tái hiện như một bức tranh sơn thủy, dù bức tranh chỉ có núi mà không có dòng nước, chỉ có dãy dâu xanh dưới chân núi, nhưng từ đó ông đã viết ra câu chuyện tình yêu đầy cảm xúc, cùng với tình yêu sâu sắc đối với quê hương.

Câu 3

Hình tượng non, nước gợi cảnh ngộ và những nỗi niềm tâm sự gì của lứa đôi?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý hình tượng non, nước và suy ra nỗi niềm tâm sự lứa đôi

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “Non nước nặng một lời thề” hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lứa đôi, cho trai và gái, cho giai nhân và người tình chung.

    Lứa đôi đang trải qua những năm dài li biệt, sau những năm dài đợi chờ, thương nhớ và đau buồn, giai nhân (non) đã trở thành nàng cô phụ.

    Nước đã đi xa, tình lang đã đi xa, chỉ còn lại tiếng đồng vọng trong không gian và thời gian li biệt. Hẹn ngày trở lại, hẹn ngày tái ngộ, hội ngộ của lứa đôi.

Câu 4

Bài thơ thể hiện một cách kín đáo và sâu xa tấm lòng thiết tha gắn bó với đất nước trong bối cảnh giang sơn mất chủ quyền. Hãy chọn phân tích một số hình ảnh thơ để làm rõ cảm hứng đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý các chi tiết thể hiện tấm lòng của tác giả

Lời giải chi tiết:

Bài thơ "Thề non nước" là một bài thơ đa nghĩa. Có nội dung vịnh cảnh trong tranh. Có nội dung phong tình cố hữu của Tản Đà. Và còn có tấm lòng tha thiết gắn bó của nhà thơ với Tổ quốc giang sơn trong cảnh ngộ mất chủ quyền.

Trong bài thơ "Thề non nước", hai chữ "non" và "nước" xuất hiện ở tần số rất cao: 27 lần, lúc thì nước nhớ non, lúc thì non nhắn nước, lúc thì non non nước nước... Một giọng thơ thiết tha, có không ít câu thơ để lại nhiều ám ảnh:

"Nước đi đi mãi, không về cùng non,"

"Nước đi chưa lại, non còn đứng không,

Non cao những ngóng cùng trông,

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày"...

"Non còn nhớ nước, nước mà quên non..".

 Có đặt bài thơ "Thề non nước" bên cạnh các bài thơ "Chim hoạ mi trong lồng", "Vịnh bức địa đồ rách", v.v... ta mới thấy tình yêu nước được nhà thơ kín đáo gửi gắm vào các chữ "nhớ nước", "quên non". Tình yêu nước dào dạt cả bài thơ. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, trên thi đàn công khai, Tản Đà đã có một cách nói thật hay, thật xúc động về tấm lòng gắn bó thiết tha với giang sơn Tổ quốc. Trong thời Pháp thuộc, bài thơ "Thề non nước" như một vạch nối dẫn dắt người đọc, nhất là thế hệ thanh niên cảm nhận sâu hơn những vần thơ của Phan Bội Châu, của Phạm Tất Đắc, v.v...

Câu 5

Nhận xét về cách sử dụng cặp từ non và nước trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Chú ý cặp từ non - nước

Tìm hiểu về ý nghĩa biểu tượng của cặp từ này trong văn học xưa

Lời giải chi tiết:

Cặp từ non nước được lặp lại rất nhiều lần, mang nhiều tầng ý nghĩa và góp phần làm nổi bật tư tưởng, cảm xúc của bài thơ.

+ Biểu tượng cho sự vĩnh cửu và trường tồn: đây là hai hình ảnh biểu hiện cho sự bền vững và không thay đổi.

“Non” (núi): cao, và vững chắc

“Nước” (sông, biển) chảy mãi không ngừng

+ Sự tương phản và hòa hợp: 

"Non" là biểu tượng của sự vững chãi, cứng cỏi, trong khi 

"nước" mang tính mềm mại, linh động

+ Khẳng định tình yêu son sắt

+ Mang tính chất ẩn dụ sâu sắc

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close