Giải bài tập 3 trang 5 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức

Ở ba câu văn đầu tiên trong đoạn trích, tác giả đã cho biết quan niệm của mình về cái cười trong tiểu thuyết Số đỏ như thế nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

  Sự thật của Số đỏ, chính là cải cười. Cái cười trong số đó không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng của tác phẩm. Cải cười ở đây là bản chất, là tình túy của văn bàn nghệ thuật, nó đồng nhất với thế giới quan của tác giả; nó là tất cả tác phẩm - cái cười đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ, không khép kín, không khô cứng. Nhiều nhà phê bình đã nói sâu sắc về cái hoạt kê, cái cười hế hả, cái hài hước, cái châm biếm, nhạo báng, cái hế, cái bouffon v.v... của Số đỏ. Tôi hiểu thêm rằng Số đỏ là cái cười nhại với một tầm cỡ lớn. Số đỏ nhại một xã hội, một phong trào chính trị, một thời đô thị hoá. Nó nhại một trào lưu văn hoá, một trào lưu văn học, một nghệ thuật trừu tượng cực đoan. Nó nhại một ngôn ngữ đang hình thành, hổ lốn, táp nham, lổn nhổn, không ăn khớp – ngôn từ khấp khểnh, xiêu vẹo, tạp pí lù. Số đỏ là một tập hợp hỗn loạn những phong cách kì dị, quái gở, lấn át nhau, xen kẽ nhau, phá huỷ nhau, – để biểu đạt chính xác cái xã hội quái dị ấy. Và chưa mấy ai thấy cái cười của Vũ Trọng Phụng, ở đây, ẩn giấu tư tưởng nhân đạo đầy bao dung, cái cười nhân văn chủ nghĩa.

(Đỗ Đức Hiếu, Những lớp sóng ngôn từ trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, in trong Đồi mới phê bình văn học, NXB Khoa học xã hội - NXB Mũi Cà Mau, 1994, tr. 223-224)

Câu 1

Ở ba câu văn đầu tiên trong đoạn trích, tác giả đã cho biết quan niệm của mình về cái cười trong tiểu thuyết Số đỏ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ ba câu văn đầu tiên trong đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Ở ba câu văn đầu tiên của đoạn trích, Vũ Trọng Phụng đã cho biết quan niệm của mình về cái cười trong tiểu thuyết Số đỏ như sau: Cái cười trong Số đỏ không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng của tác phẩm. Cải cười ở đây là bản chất, là tình tuỷ của văn bàn nghệ thuật, nó đồng nhất với thế giới quan của tác giả: nó là tất cả tác phẩm - cái cười đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ, không khép kín, không khô cứng.

Câu 2

Giải thích luận điểm của tác giả về "cái cười nhại" trong tiểu thuyết Số đỏ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

“Cái cười nhại” là vũ khí sắc bén để phơi bày hiện thực xã hội: Đỗ Đức Hiếu cho rằng, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng tiếng cười nhại như một công cụ để bóc trần những mặt tối của xã hội Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Qua những tình huống hài hước, trớ trêu, tác giả đã phơi bày sự tha hóa đạo đức, sự hời hợt, sự chạy theo những giá trị vật chất của một bộ phận xã hội.

+ Cái cười nhại tập trung vào những đối tượng tiêu biểu: Đỗ Đức Hiếu chỉ ra rằng, Vũ Trọng Phụng đã chọn những đối tượng ở tầm cỡ “lớn” như: một xã hội, một phong trào chính trị, một thời đô thị hoá, một trào lưu văn hoá, một trào lưu văn học, một nghệ thuật trừu tượng cực đoan. Qua việc khắc họa những đối tượng này, tác giả đã tạo ra những bức tranh sinh động về một xã hội đang trong quá trình chuyển đổi.

+ Cái cười nhại ngôn ngữ: Tác giả đặc biệt chú ý đến việc Vũ Trọng Phụng sử dụng ngôn ngữ một cách tài tình để tạo ra tiếng cười: hồ lốn, táp nham, lốn nhồn, không ăn khớp – ngôn từ khấp khểnh, xiêu vẹo, tạp pí lù. Ngôn ngữ trong Số đỏ là một hỗn hợp nhiều phong cách, tạo nên sự hài hước, trào phúng.

Câu 3

Nội dung đoạn trích gợi cho bạn liên hệ đến ý nào trong đoạn trình bày về khái niệm tiểu thuyết hiện đại ở phần Tri thức ngữ văn của SGK (tr. 9 – 10)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và phần tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Nội dung của đoạn trích gợi liên hệ: Có kết cấu nhiều tầng lớp tuyến tính và phi tuyến tính; có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột thường xuyên giữa các ý thức xã hội.


Câu 4

 “Nó nhại một ngôn ngữ đang hình thành, hổ lốn, tạp nham, lổn nhổn, không ăn khớp – ngôn từ khấp khểnh, xiêu vẹo, tạp pí lù” – khái quát đó của tác giả đoạn trích có thể tìm được minh chứng ở văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và đối chiếu với văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

Lời giải chi tiết:

Khái quát của tác giả có thể được minh chứng qua một số lời thoại của các nhân vật trong văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc như sau: 

Viên trọng tài: “Ca răng! Ca răng ta! A văng ta sê vít! A văng ta đờ ơ!”

Vị thượng quan của Chính phủ rỉ tai Văn Minh: “Chính phủ Bảo hộ và chính phủ Nam triều cử bản chức tới nhờ ngài ... một cách rất hậu hĩ!” 

Ông bầu Văn Minh: “Thua đi! Nhường đi! Được thì chết! Chiến tranh!”

Những lời hò hét: “Quốc sỉ! Về nhà bò! Đi về nhà bò!” 

“ A bas Xuân! A bas Xuân! Des explications!” 

Thiên hạ hoan hô: “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!”

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close