Giải Bài tập 2 trang 3 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thứcQua ngôn từ và giọng điệu trong Tuyên ngôn Độc lập, hãy nhận xét về niềm cảm hứng của Hồ Chí Minh khi khởi thảo văn kiện lịch sử đặc biệt này. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Tuyên ngôn Độc lập trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr.13 – 16) và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Qua ngôn từ và giọng điệu trong Tuyên ngôn Độc lập, hãy nhận xét về niềm cảm hứng của Hồ Chí Minh khi khởi thảo văn kiện lịch sử đặc biệt này. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, chú ý ngôn ngữ và giọng điệu tác giả sử dụng Lời giải chi tiết: Qua ngôn từ và giọng điệu tác phẩm, có thể hình dung được niềm cảm hứng của Người khi nói về những điều mà cả dân tộc từng khát khao, mong đợi: - Cảm hứng tự hào về một dân tộc, đất nước đã anh dũng đứng lên chiến đấu chống lại các thế lực ngoại bang tàn bạo để giành độc lập, tự do. - Cảm hứng khẳng định tư thế chính nghĩa của một dân tộc, đất nước biết dựa vào lẽ phải được cả loài người công nhận để đòi sự bình đẳng với các dân tộc, đất nước khác. - Cảm hứng tin tưởng vào sự đồng lòng và sức mạnh của cả dân tộc, đất nước – điều có thể giúp chúng ta đương đầu giành thắng lợi với những thử thách to lớn phía trước. Câu 2 Xác định các đối tượng tiếp nhận chủ yếu của bản Tuyên ngôn Độc lập vào thời điểm tác phẩm ra đời. Sự ý thức của tác giả về những đối tượng này đã chi phối cách triển khai tác phẩm như thế nào? Phương pháp giải: Nhớ lại hoàn cảnh lịch sử ra đời bản tuyên ngôn Lời giải chi tiết: - Các đối tượng tiếp nhận chủ yếu của bản Tuyên ngôn Độc lập bao gồm: + Nhân dân Việt Nam: đối tượng chính và quan trọng nhất + Chính quyền thực dân Pháp: nhằm vào những kẻ đô hộ Việt Nam trên 80 năm, Hồ Chí Minh lên án mạnh mẽ các tội ác của thực dân, khẳng định rằng quyền độc lập của Việt Nam là không thể chối cãi và đòi hỏi sự công nhận từ phía Pháp. + Các lực lượng đồng minh trong thế chiến thứ II, đặc biệt là Mỹ, Anh, Trung Quốc và Liên Xô. Hồ Chí Minh mong muốn các quốc gia này, những nước đã ký kết các hiệp ước quốc tế về quyền tự quyết của các dân tộc, sẽ ủng hộ sự độc lập của Việt Nam. - Do vậy, việc Hồ Chí Minh ý thức rõ ràng về các đối tượng tiếo nhân ảnh hưởng sâu sắc đến cách Người xây dựng và triển khai bản Tuyên ngôn: + Sử dụng lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục + Ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu để đảm bảo các tầng lớp nhân dân có thể hiểu và tiếp nhận. + Tư tưởng chủ đạo và quyền tự do và độc lập, đây là điều mà mọi người dân Việt Nam và các lực lượng quốc tế đều có thể đồng cảm và ủng hộ. Qua đó, có thể thấy sự nhạy bén và khéo léo của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập, không chỉ như một văn kiện chính trị mà còn là một tác phẩm nghệ thuật có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với các đối tượng tiếp nhận khác nhau. Câu 3 Sơ đồ hoá mạch lập luận được triển khai trong văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Tóm tắt những nội dung chính từ đó sơ đồ hóa mạch lập luận được triển khai Lời giải chi tiết: Câu 4 Vì sao “dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật” mà trong Tuyên ngôn Độc lập, tác giả lại dành một nội dung quan trọng để tố cáo tội ác và sự đê hèn của thực dân Pháp? Phương pháp giải: Tìm hiểu sự kiện “Dân ta đã lấy lại được nước Việt Nam từ tay Nhật” Liên hệ với hoàn cảnh lịch sử ra đời bản tuyên ngôn và âm mưu của thực dân Pháp Lời giải chi tiết: - “Dân ta đã lấy lại được nước Việt Nam từ tay Nhật” tức là: + Những năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương, từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích : Pháp và Nhật. Đến ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, nước ta trở thành thuộc địa của Nhật, chứ không còn là thuộc địa của Pháp nữa. + Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chúng ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam Cộng hòa Dân chủ. 🡪 Do vậy, sự thực là dân ta đã lấy nước Việt Nam tự tay Nhật chứ không phải tự tay Pháp. - Tác giả đã giành một nội dung quan trọng để tố cáo tội ác và sự đê hèn của thực dân Pháp vì: trước khi Nhật vào Đông Dương, trong 80 năm dài đằng đẵng, bọn thực dân Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng bác ái mà đến cướp nước ta. Và những hành động sau này của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. + Bắt đầu bằng việc vạch trần bản chất xâm lược phi nghĩa. + Liệt kê các tội ác cụ thể trên mọi mặt của đời sống 🡪 Những hành động của chúng đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, với đầy mất mát, hy sinh của đồng bào ta. Đây là những hành động không thể nào phủ nhận và xóa bỏ của chúng trên mảnh đất chữ S này. Câu 5 Toàn bộ phần tố cáo thực dân Pháp trong tác phẩm xoay quanh những vấn đề cơ bản nào? Nhận xét về các lí lẽ và dẫn chứng đã được tác giả nêu lên. Phương pháp giải: Đọc kĩ phần tố cáo thực dân Pháp Nêu các lý lẽ, dẫn chứng được đề cập và nêu nhận xét Lời giải chi tiết: Toàn bộ phần tố cáo của thực dân Pháp trong tác phẩm xoay quanh những vấn đề cơ bản sau: + Vạch trền bản chất xâm lược phi nghĩa của thực dân Pháp. + Liệt kê các tội ác cụ thể mà chúng đã gây ra cho nước ta trên mọi lĩnh vực, khía cạnh: chính trị, kinh tế, văn hóa... + Và nêu lên hậu quả của ách thống trị Pháp. + Lên án mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp. Hệ thống luận cứ chặt chẽ, logic, cùng với những dẫn chứng cụ thể, sinh động đã góp phần khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Câu 6 Trong Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đã nhiều lần nhắc đến lực lượng Đồng minh, các nước Đồng minh. Điều đó có ý nghĩa gì? Hãy phân tích tầm nhìn của Hồ Chí Minh ở vấn đề này. Phương pháp giải: Chú ý vai trò của lực lượng đồng minh và các nước đồng minh đối với nước ta Phân tích tầm nhìn của Hồ Chí Minh Lời giải chi tiết: Lực lượng Đồng minh, các nước Đồng minh được nhắc đến nhiều lần, đây là không chỉ là một chiến lược ngoại giao mà còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng và khéo léo của Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ nền độc lập và đặt nền móng cho quan hệ quốc tế của nước Việt Nam mới. Ngoài ra, việc nhắc đến những điều được các nước này công nhận cũng có ý nghĩa: + Tăng cường tính chính nghĩa cho cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. + Kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế + Tăng cường tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm của nhân dân + Góp phần khẳng định vị thế quốc tế của nước ta. Câu 7 Phân tích mối liên hệ logic giữa hai đoạn văn ở phần cuối của tác phẩm: “Một dân tộc... phải được độc lập!” và “Nước Việt Nam có quyền... và độc lập ấy". Phương pháp giải: Đọc kĩ hai đoạn văn phần cuối tác phẩm Lời giải chi tiết: Hai đoạn văn ở phần cuối của Tuyên ngôn Độc lập là những tuyên bố mang tính đanh thép và quyết liệt, khẳng định quyền độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam. Mối liên hệ logic giữa hai đoạn này không chỉ là sự tiếp nối ý nghĩa mà còn là sự khẳng định và nhấn mạnh quyền tự quyết của dân tộc, tạo nên sức nặng cho lời tuyên bố cuối cùng. - Đoạn thứ nhất “Một dân tộc...phải được độc lập!”: + Nhấn mạnh tính tất yếu của quyền độc lập + Sự chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân ta - Đoạn thứ hai “Nước Việt Nam có quyền ... và độc lập ấy.” + Khẳng định quyền tự quyết của ta, đây là lẽ tự nhiên, hợp pháp và không ai có thể phủ nhận. + Khẳng định nền độc lập đã giành được + Tuyên bố và kêu gọi sự công nhận trước toàn thế giới, yêu cầu các quốc gia khác công nhận và tôn trọng nền độc lập này.
|