Giải Bài tập 2 trang 17 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sốngViết bài văn phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh). CẢNH KHUYA Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Đề bài Bài tập 2 (trang 17 SBT Ngữ Văn 8, tập 1) Viết bài văn phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh). CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 377) Phương pháp giải - Xem chi tiết Áp dụng phương pháp viết bài nghị luận về tác phẩm thơ Lời giải chi tiết Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng, một danh nhân văn hóa, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc với nhiều tác phẩm xuất sắc. Nhắc đến thơ văn của Người, ta không thể không nhắc đến bài thơ Cảnh khuya - một tác phẩm thể hiện tình yêu và sự trăn trở với nhân dân, đất nước. Bài thơ ra đời năm 1947, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, ác liệt. Nhà nước còn non trẻ, thế giặc hiểm nguy, đất nước còn trăm ngàn mối lo chưa được giải quyết. Tuy vậy, Hồ Chí Minh vẫn có những giây phút thả hồn với thiên nhiên, thể hiện tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lại. Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng thông qua những nét vẽ về khung cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Ta đã từng bắt gặp Nguyễn Trãi lắng mình lại nghe tiếng suối Côn Sơn: “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” Người đời nay và thi nhân xưa luôn có những mối giao cảm như vậy. Nhưng mỗi người nghệ sĩ sẽ có một cách cảm nhận riêng. Với Hồ Chí Minh, tiếng suối trong trẻo, thánh thót, ngân nga như tiếng hát từ xa vọng lại. Thanh âm tiếng suối trong đêm khuya vắng chốn núi rừng vốn lạnh lẽo được ví von giống như tiếng hát của con người, trở nên sinh động và ấm áp hơn. Tiếng suối ngân vang như tiếng hát xa xăm đã tô đậm hơn nữa vẻ đẹp tĩnh lặng, gần gũi của thiên nhiên. Trong bối cảnh đó, hình ảnh ánh trăng xuất hiện: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Thông qua việc sử dụng điệp từ “lồng” kết hợp phép tiểu đối, tác giả đã tạo dựng nên bức tranh với ánh sáng mờ ảo, dịu nhẹ của vầng trăng khi đêm đã khuya lồng vào cây cổ thụ, bóng cổ thụ lại in bóng lồng vào những bông hoa trên mặt đất, tạo nên hiệu ứng độc đáo của sự đan cài. Những nét bóng được đan cài khéo léo với nhau trong niềm cảm hứng gắn kết. Đến hai câu cuối, ta thấy hình ảnh con người hiện lên với biết bao nỗi niềm tâm trạng: “Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ quên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, không ngắm thì đáng tiếc. Song hồn thơ của Bác không chỉ dừng lại ở sự thưởng thức thiên nhiên. Điện ngữ “chưa ngủ” không chỉ tiếp nối 2 dòng thơ mà nó còn biểu hiện tấm lòng nhà thơ với một cung bậc cảm xúc mới: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng cho sự nghiệp kháng chiến, cho việc nước, việc dân bấy nhiêu. Chất thơ và chất thép là hai nét tâm trạng thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hoà phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh. “Cảnh khuya” vừa là bài thơ tả cảnh vừa bộc lộ tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Qua đây, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với nhân dân, đất nước.
|