Giải Bài tập 2 trang 13 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thứcTìm các từ ngữ, cách diễn đạt hàm chứa thái độ, sự đánh giá của tác giả đối với giáo dục khai phóng nói chung và Đông Kinh Nghĩa Thục nói riêng. Những từ ngữ, cách diễn đạt đó giúp bạn nhận ra điều gì về lập trường, quan điểm của tác giả? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 69 – 74) và trả lời các câu hỏi: Câu 1 Nêu các ý chính, ý phụ và chi tiết tiêu biểu trong văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết:
Câu 2 Tìm các từ ngữ, cách diễn đạt hàm chứa thái độ, sự đánh giá của tác giả đối với giáo dục khai phóng nói chung và Đông Kinh Nghĩa Thục nói riêng. Những từ ngữ, cách diễn đạt đó giúp bạn nhận ra điều gì về lập trường, quan điểm của tác giả? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nêu ý kiến của bản thân Lời giải chi tiết: Các từ ngữ, cách diễn đạt:“Thời gian tồn tại ngắn ngủi của Đông Kinh Nghĩa Thục [...] tỉ lệ nghịch cực đại với ảnh hưởng sâu rộng của ngôi trường này”; “Đông Kinh Nghĩa Thục là một trong những cải cách quan trọng nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam”; “nội dung dạy và học ở Đông Kinh Nghĩa Thục [...] tuy vẫn còn rất sơ khai nhưng cái dũng khí dám từ bỏ lối học từ chương, giáo điều hàng nghìn năm áp đặt, kìm hãm tâm trí người dân cần được ghi nhận như một cột mốc lịch sử giáo dục quan trọng”;... Những cách diễn đạt này cho thấy sự khẳng định, đề cao vai trò, những đóng góp của Đông Kinh Nghĩa Thục đối với lịch sử, văn hoá của dân tộc nói chung và giáo dục nói riêng. Câu 3 Tìm và phân tích giá trị của các dữ liệu được sử dụng trong văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức về dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Lời giải chi tiết: - Văn bản sử dụng các dữ liệu thứ cấp: + Các dữ liệu về lịch sử, cung cấp thông tin về bối cảnh ra đời của Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy không ghi rõ nguồn của dữ liệu, nhưng đây là những tri thức rất phổ biến trong các tài liệu lịch sử, nên vẫn đáng tin cậy và có sức thuyết phục. + Các dữ liệu về sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất, Đời cách mệnh của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Hoa Bằng, ảnh chụp quyết định cấm hai tác phẩm Đông Kinh Nghĩa Thục và Đời cách mệnh, tác phẩm khuyết danh Văn minh tân học sách. Đây là những dữ liệu rất quý hiếm, được chú thích rõ về nguồn gốc, mang lại những góc nhìn mới, những phát hiện bất ngờ về vai trò của Đông Kinh Nghĩa Thục trong đời sống văn hoá, chính trị Việt Nam đầu thế kỉ XX. + Dữ liệu thứ cấp về nhận định của Giám học Nguyễn Quyền với tư cách là một chứng nhân lịch sử đã tái hiện không khí của thời đại, mang lại một góc nhìn khác của người đương thời về phong trào giáo dục này. - Sự kết hợp của các dữ liệu đã tạo nên cái nhìn đa chiều và cung cấp những thông tin phong phú về Đông Kinh Nghĩa Thục và giáo dục khai phóng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Văn bản sử dụng các dữ liệu thứ cấp: + Các dữ liệu về lịch sử, cung cấp thông tin về bối cảnh ra đời của Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy không ghi rõ nguồn của dữ liệu, nhưng đây là những tri thức rất phổ biến trong các tài liệu lịch sử, nên vẫn đáng tin cậy và có sức thuyết phục. + Các dữ liệu về sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất, Đời cách mệnh của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Hoa Bằng, ảnh chụp quyết định cấm hai tác phẩm Đông Kinh Nghĩa Thục và Đời cách mệnh, tác phẩm khuyết danh Văn minh tân học sách. Đây là những dữ liệu rất quý hiếm, được chú thích rõ về nguồn gốc, mang lại những góc nhìn mới, những phát hiện bất ngờ về vai trò của Đông Kinh Nghĩa Thục trong đời sống văn hoá, chính trị Việt Nam đầu thế kỉ XX. + Dữ liệu thứ cấp về nhận định của Giám học Nguyễn Quyền với tư cách là một chứng nhân lịch sử đã tái hiện không khí của thời đại, mang lại một góc nhìn khác của người đương thời về phong trào giáo dục này. - Sự kết hợp của các dữ liệu đã tạo nên cái nhìn đa chiều và cung cấp những thông tin phong phú về Đông Kinh Nghĩa Thục và giáo dục khai phóng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
|