Giải bài tập 2 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 7 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

Trong đoạn trích này, bà xơ Xem-pơ-lít (Simplice) có vai trò gì? Theo bạn, trong đoạn trích, những chi tiết nào có vẻ rất lạ lùng? Phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 42 – 43), đoạn từ “Giăng Van-giăng tì khuỷu tay lên trụ đầu giường” đến “muốn làm gì thì làm” và trả lời các câu hỏi: 


Câu 1

Phân tích cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin.

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý hoàn cảnh của Giăng Van-giăng và Phăng-tin.

- Phân tích cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin.


Lời giải chi tiết:

Có mặt tại bệnh xá nơi Phăng-tin được cứu chữa, Giăng Van-giăng hết lòng cưu mang Phăng-tin. Ông trấn an Phăng-tin vì sự có mặt của Gia-ve, hạ mình xin Gia-ve cho đi tìm con của Phăng-tin. Khi Phăng-tin chết vì hoảng loạn, Giăng Van-giăng trấn áp Gia-ve để thực hiện nghĩa vụ lương tâm đối với Phăng-tin. Ông đã thì thầm bên tại Phăng-tin những lời cuối cùng để người chết thanh thản ra đi.


Câu 2

Trong đoạn trích này, bà xơ Xem-pơ-lít (Simplice) có vai trò gì? 


Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý mối quan hệ của bà xơ Xem-pơ-lít với nhân vật chính.

- Rút ra vài trò của xơ Xem-pơ-lít.


Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích này, bà xơ Xem-pơ-lít chỉ là nhân vật phụ nhưng trở nên rất quan trọng: là người duy nhất chứng kiến cảnh Giăng Van-giăng “ghé vào tai Phăng-tin thì thầm”, và chính bà cũng là người duy nhất đã “trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn, ngạc nhiên của chị”. Chỉ qua lời của bà xơ – một người đã hi sinh cả đời mình cho Chúa, người không bao giờ biết dối trá – thì điều lạ lùng như thế mới trở nên đáng tin.


Câu 3

Theo bạn, trong đoạn trích, những chi tiết nào có vẻ rất lạ lùng? Phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó. 


Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Tìm những chi tiết khác thường trong câu chuyện.

- Phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.


Lời giải chi tiết:

Đọc đoạn trích, hãy chú ý chi tiết: khi Giăng Van-giăng ghé vào tai Phăng-tin thì thầm những lời gì đó, “một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn, ngạc nhiên” của người đã chết. Đây thực sự là một chi tiết lạ lùng, khó xảy ra trong đời thực. Có lẽ đây cũng là biểu hiện của cảm hứng lãng mạn – yếu tố xuyên suốt tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô.


Câu 4

Đoạn trích xuất hiện một số câu hỏi trong lời người kể chuyện. Những câu hỏi đó giúp bạn hiểu gì về vai trò của người kể chuyện? 


Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Xem lại tri thức về người kể chuyện.

- Rút ra vai trò của người kể chuyện.


Lời giải chi tiết:

Ở đoạn trích, có một số câu hỏi trong lời kể chuyện:“Ông nói gì? Con người khổ sở ấy có thể nói gì với người đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? [...] Kẻ đã chết có nghe thấy không?”. Những điều Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin dĩ nhiên không ai nghe thấy, kể cả người kể chuyện ngôi thứ ba vốn là người thường biết hết mọi chuyện. Việc hạn chế quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba khiến cho những điều Giăng Van-giăng nói với người đã chết mãi mãi là điều bí mật và nụ cười của Phăng-tin gợi nhiều ý nghĩa.


Câu 5

 “Giờ anh muốn làm gì thì làm!” – đó là câu Giăng Van-giăng nói với Gia ve sau khi ông đã hoàn tất những gì cần làm với Phăng-tin. Phân tích ý nghĩa của câu nói đó. 


Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý hoàn cảnh, thái độ của Giăng Van-giăng.

- Rút ra ý nghĩa của câu nói đó


Lời giải chi tiết:

 “Giờ anh muốn làm gì thì làm.” là câu nói thể hiện thái độ chủ động chấp nhận của Giăng Van-giăng trước những gì kinh khủng đang chờ đợi ông. Ông không hề sợ hãi trước uy lực của Gia-ve cũng như cảnh tù đày sắp phải nếm trải. Giăng Van-giăng đang là người thực sự có uy quyền chứ không phải Gia-ve.


Câu 6

Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong câu sau: “Điều không ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pơ-lít, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng ghé vào tai Phăng-tin thì thầm như thế, thì bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn, ngạc nhiên của chị”.


Phương pháp giải:

- Xác định thành phần chêm xen có trong câu.

- Rút ra tác dụng của thành phần đó.


Lời giải chi tiết:

Trong câu này, cụm từ “người độc nhất chứng kiến cảnh ấy” là thành phần chêm xen. Thành phần này làm rõ vai trò của bà xơ Xem-pơ-lít trong việc nắm giữ những thông tin cuối cùng về Phăng-tin, điều không ai có thể biết được.


Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close