Giải bài tập 2 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 4 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thứcChỉ ra các chi tiết miêu tả hình dạng, tính khí và hành động của thần Sét. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Chỉ ra các chi tiết miêu tả hình dạng, tính khí và hành động của thần Sét. Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Thần Sét trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1(tr. 12-13). - Chú ý vào các chi tiết miêu tả hình dạng, tính khí và hành động của thần Sét. Lời giải chi tiết: - Hình dạng của thần Sét: Dữ tợn (Mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội). - Tính khí của thần Sét: Nóng nảy (Hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền) - Hành động của thần Sét: Hung dữ, nóng vội (Khi xử lí kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu…có lúc làm cho người, vật chết oan). Câu 2 Thần Sét đã mắc phải sai lầm gì và bị Ngọc Hoàng trừng phạt như thế nào? Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Thần Sét trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1(tr. 12-13). - Tìm sai lầm của thần Sét và cách trừng phạt của Ngọc Hoàng. Lời giải chi tiết: - Sai lầm của thần Sét: Đánh lầm giết hại người vô tội. - Ngọc Hoàng trừng phạt thần Sét: Bắt nằm im một nơi không cựa quậy trong một đám rừng ở thiên đình. Thi thoảng bị con gà thần của Ngọc Hoàng mổ cho đau nhói cả người. Câu 3 Phân tích mối liên hệ giữa hình tượng thần Sét với các hiện tượng trong tự nhiên? Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Thần Sét trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1(tr. 12-13). - Vận dụng đặc điểm của thần thoại suy nguyên để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Trong thần thoại suy nguyên, mỗi nhân vật thần đều có mối liên hệ mật thiết với một hiện tượng tự nhiên và thực chất họ là các hiện tượng tự nhiên được hình tượng hoá. Người xưa quan sát, nắm bắt những đặc điểm nổi bật của các hiện tượng tự nhiên; hình dung về chúng như những con người, trao cho chúng các đặc điểm về hình dạng người tương ứng. - Hình dạng, hành động, tính khí của thần Sét: “mặt mũi rất nanh ác”, “tiếng quát tháo rất dữ dội”, hành động nóng vội, tính khí nóng nảy tương ứng với hiện tượng sét bùng nổ bất ngờ, âm thanh vang động, dữ dội, có thể đánh chết hoặc thiêu cháy các sinh vật trên trái đất. - Công việc của thần Sét: “Thi hành luật pháp”, trừng trị kẻ có tội nhưng cũng có lúc “làm cho người, sự vật chết oan”, dùng lưỡi búa bổ vào đầu tội nhân, ngủ về mùa đông lí giải cho hiện tượng sét đánh vào đầu người, ngọn cây; mùa đông thường không có sấm sét. Câu 4 Thần thoại phản ánh thế giới quan “vạn vật hữu linh” của người xưa. Thế giới quan ấy được thể hiện như thế nào trong truyện Thần Sét? Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Thần Sét trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1(tr. 12-13). - Vận dụng đặc điểm của thần thoại để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Quan niệm “vạn vật hữu linh”: Tất cả mọi vật trong vũ trụ đều có linh hồn. - Trong truyện Thần Sét người xưa đã nhân hoá các sự vật, hiện tượng tự nhiên và sáng tạo ra nhân vật thần Sét. Ở đây hiện tượng sấm sét đã được hình tượng hoá thành thần Sét có nhân hình, có nhân tính và công việc cụ thể. Câu 5 Phân tích những chi tiết thể hiện chức năng suy nguyên của truyện Thần Sét. Phương pháp giải: - Đọc lại văn bản Thần Sét trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1(tr. 12-13). - Vận dụng đặc điểm của thần thoại suy nguyên để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Chi tiết thể hiện chức năng giải thích nguồn gốc, đặc điểm của hiện tượng tự nhiên: “Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian”, “thần có một lưỡi búa đá”, “thần tự mình nhảy xuống tận nơi…dùng lưỡi búa bổ xuống đầu”, “thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng hai, tháng ba mới dậy làm việc”… - Chi tiết thể hiện chức năng giải thích hành vi, tập tục của cộng đồng: “tính thần Sét rất nóng nảy…nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt…khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen là hễ thấy hoặc nghe tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thương bắt chước tiếng gọi gà để doạ thần có lẽ cũng vì cớ đó”.
|