Giải Bài tập 1 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại đoạn thơ từ “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày” đến “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” trong bài Đồng chí, SGK (tr. 38) và trả lời các câu hỏi:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại đoạn thơ từ “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày” đến “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” trong bài Đồng chí, SGK (tr. 38) và trả lời các câu hỏi:


Câu 1

Câu 1 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): 

Người bộc lộ cảm xúc trong đoạn thơ là ai? Cảm xúc được thể hiện trong đoạn thơ đó là gì?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

- Người bộc lộ cảm xúc trong đoạn thơ là một người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, xuất thân từ nông dân.

- Cảm xúc được thể hiện trong đoạn thơ là niềm xúc động trước tình đồng chí, đồng đội của những người lính.


Câu 2

Câu 2 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): 

Nêu những biểu hiện của tình đồng chí được thể hiện trong đoạn thơ.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích


Lời giải chi tiết:

Những biểu hiện của tình đồng chí thể hiện trong đoạn thơ:

- Thấu hiểu tâm tư, tình cảm của nhau: dù sẵn sàng lên đường chiến đấu nhưng sau lưng họ là nỗi nhớ, mối bận lòng với gia đình, quê hương

- Chia sẻ những khó khăn, gian khổ trong chiến đấu

- Dành cho nhau tình cảm yêu thương  


Câu 3

Câu 3 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Xác định biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính và nêu tác dụng.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích


Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính là ẩn dụ. Giếng nước gốc đa là những sự vật quen thuộc, đặc trưng cho xóm làng, quê hương

- Tác dụng: biểu đạt kín đáo, ý nhị tình cảm của quê hương, của người thân dành cho người cầm súng lên đường đi chiến đấu.


Câu 4

Câu 4 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): 

Chỉ ra phó từ trong câu sau và nêu ý nghĩa mà phó từ đó bổ sung: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Áp dụng kiến thức phó từ


Lời giải chi tiết:

Phó từ “từng”, bổ sung ý nghĩa về số lượng.


Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close