Ôn tập chương II trang 37 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thứcTrình bày khái niệm và vai trò của giống trong chăn nuôi.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr37 CH1 Trình bày khái niệm và vai trò của giống trong chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em. Phương pháp giải: Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: * Khái niệm giống vật nuôi: là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người. * Vai trò của giống vật nuôi: - Quyết định đến năng suất chăn nuôi - Quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi * Liên hệ thực tiễn tại gia đình, địa phương: - Nuôi Gà Ri năng suất trứng khoảng 90 quả/mái/năm trong khi Gà Ai Cập đạt 250 quả/mái/năm. - Lợn Móng Cái tỷ lệ nạc khoảng 32 – 35 % trong khi Lợn Landrace đạt 54 – 56%. Câu hỏi tr37 CH2 Những chỉ tiêu cơ bản nào được sử dụng trong chọn giống vật nuôi? Trình bày các biểu hiện và ý nghĩa của các chỉ tiêu đó trong chọn giống vật nuôi. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức mục II trang 23 SGK để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Những chỉ tiêu cơ bản được sử dụng trong chọn giống vật nuôi: + Ngoại hình + Thể chất + Sinh trưởng, phát dục + Khả năng sản xuất - Biểu hiện và ý nghĩa của các chỉ tiêu đó trong chọn giống vật nuôi:
Câu hỏi tr37 CH3 Trình bày các phương pháp chọn giống vật nuôi phổ biến, nêu ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Liên hệ với thực tiễn chọn giống vật nuôi ở gia đình, địa phương em. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức mục III trang 26 SGK kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết ở địa phương em để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: * Các phương pháp chọn giống vật nuôi: - Chọn lọc hàng loạt + Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kỹ thuật cao, không tốn kém. + Nhược điểm: hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định. - Chọn lọc cá thể + Ưu điểm: hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài. + Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kỹ thuật phải cao. * Liên hệ với thực tiễn chọn giống vật nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương em sử dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt. Câu hỏi tr37 CH4 Trình bày một số phương pháp nhân giống vật nuôi phổ biến và nêu mục đích của các phương pháp đó. Phương pháp giải: Tìm hiểu và vận dụng kiến thức Bài 5 NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Một số phương pháp nhân giống vật nuôi phổ biến và mục đích của các phương pháp đó: - Nhân giống thuần chủng: + Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm + Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội + Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành. - Lai giống: bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con. Câu hỏi tr37 CH5 Phân tích ý nghĩa, thành tựu của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi Phương pháp giải: Tìm hiểu và vận dụng kiến thức Bài 6 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi: - Công nghệ cấy truyền phôi: + Khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn. + Nâng cao năng suất sinh sản, tăng số lượng con sinh ra từ một cái giống cao sản. + Dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất, nhập khẩu, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương. - Thụ tinh trong ống nghiệm: + Tạo ra nhiều phôi, phổ biến nhanh những đặc tính tốt của cá thể, của giống, rút ngắn khoảng cách thế hệ. + Là cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy chuyển gene. - Xác định giới tính của phôi: làm tăng hiệu quả của công nghệ cấy truyền phôi khi xác định được giới tính trước khi cấy.
|