Giải ôn tập chủ đề 2 trang 55, 56 SGK Công nghệ 8 Cánh diều

Kể tên những vật liệu dùng để chế tạo những sản phẩm, vật dụng trong Hình O2.1

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Kể tên những vật liệu dùng để chế tạo những sản phẩm, vật dụng trong Hình O2.1

Phương pháp giải:

Dựa vào hình O2.1 để xác định các vật liệu làm các sản phẩm có khí.

Lời giải chi tiết:

a) Vật liệu kim loại: kim loại đen.

b) Vật liệu kim loại: kim loại màu.

c) Vật liệu phi kim loại: chất dẻo.

Câu 2

So sánh hai phương pháp đục và dũa kim loại theo các nội dung trong Bảng O2.1.

Bảng O2.1. So sánh phương pháp đục và dũa kim loại

 

Phương pháp giải:

So sánh phương pháp gia công cơ khí theo mẫu bảng O2.1

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Hãy gọi tên một số dụng cụ dùng trong gia công cơ khí ở Hình O2.2.

 

Phương pháp giải:

Xác định tên gọi của dụng cụ cơ khí trong hình O2.2

Lời giải chi tiết:

a) Búa

b) Cưa

c) Đục

d) Dũa

Câu 4

Máy xay bột dùng bộ truyền đai và động cơ có tốc độ quay 1400 vòng/phút, đường kính bánh đai của động cơ là 120 mm. Biết bánh đai bị dẫn có đường kính là 480 mm.

Tính tỉ số truyền của bộ truyền đai và tốc độ quay của bánh đai bị dẫn?

Phương pháp giải:

Tính tỉ số truyền i dựa vào công thức \(i = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{D_2}}}{{{D_1}}}\) sau đó tính tốc độ quay của bánh bị dẫn dựa vào công thức \({n_2} = {n_1}:i\)

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt:

n1 = 1400 vòng/phút

D1 = 120 mm

D2 = 480 mm

------------------------------

i = ? 

n2 = ? vòng/phút

Áp dụng công thức tỉ số truyền:  \(i = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{D_2}}}{{{D_1}}} = \frac{{480}}{{120}} = 4\)

Tốc độ quay của bánh đai bị dẫn là:

\({n_2} = {n_1}:i = 1400:4 = 350\) (vòng/phút)

Câu 5

Líp của một chiếc xe đạp có tốc độ quay là 92 vòng/phút và có số răng là 20. Biết tỉ số truyền của bộ truyền xích xe đạp \(i = \frac{1}{2}\)

Tính số răng của đĩa xích và tốc độ quay của nó?

Phương pháp giải:

Từ công thức \(i = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{Z_2}}}{{{Z_1}}} = \frac{1}{2}\) ta suy ra các công thức tính \({Z_1} = {Z_2}:i\) và \({n_1} = {n_2}.i\).

Sau đó ta thay số để tính số răng của đĩa xích và tốc độ quay của nó.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt:

n2 = 92 vòng/phút

Z2 = 20 răng

i=12

------------------------------

Z1 = ? răng

n1 = ? vòng/phút

Áp dụng công thức tỉ số truyền: \(i = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{Z_2}}}{{{Z_1}}} = \frac{1}{2}\)

Số răng của đĩa xích là: \({Z_1} = {Z_2}:i = 20:\frac{1}{2} = 40\) răng

Tốc độ quay của đĩa xích là:

\({n_1} = {n_2}.i = 92.\frac{1}{2} = 46\)(vòng/phút)

Câu 6

Tìm một số ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động trong đồ dùng gia đình.

Phương pháp giải:

Liên hệ các kiến thức thực tế để lấy ví dụ về các cơ cấu biến đổi chuyển động.

Lời giải chi tiết:

Ứng dụng của các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động trong đồ dùng gia đình là:

  • Máy dệt, máy khâu đạp chân
  • Xe đạp, xe máy, xe đẩy
  • Ghế gấp
  • Kích xe ô tô
  • Máy cưa gỗ
  • Ô tô, máy hơi nước
  • Động cơ đồng hồ
  • Cơ cấu đóng cửa tự động
  • Tuốc nơ quạt

Câu 7

Trình bày các đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề cơ khí phổ biến.

Phương pháp giải:

Thông qua nội dung bài một số ngành nghề cơ khí để nêu các đặc điểm của một số ngành cơ khí phổ biến.

Lời giải chi tiết:

1. Kĩ sư cơ khí 

  • Kĩ sư cơ khí là những người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng máy móc và thiết bị cơ khí.
  • Môi trường làm việc: các viện nghiên cứu, nhà máy, công ty cơ khí.
  • Nơi đào tạo: các trường đại học kĩ thuật.

2. Thợ vận hành máy công cụ

  • Thợ vận hành máy móc công cụ là những người có tay nghề, sử dụng các máy móc công cụ để làm ra những chi tiết, sản phẩm cơ khí.
  • Môi trường làm việc: tại nhà máy, công ty sản xuất cơ khí.
  • Nơi đào tạo: trường dạy nghề, cao đẳng nghề.

3. Thợ sửa chữa xe có động cơ

  • Thợ sửa chữa xe có động cơ là những người có tay nghề và hiểu biết chuyên môn về động cơ đốt trong, có nhiệm vụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe có động cơ (ô tô, xe máy).
  • Môi trường làm việc: Làm việc trực tiếp với động cơ, thiết bị cần được bảo dưỡng tại nhà máy, các trung tâm bảo hành, sửa chữa ô tô, xe máy.
  • Nơi đào tạo: trường dạy nghề, cao đẳng nghề, tại cơ sở sửa chữa.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close