Bài III.1, III.2, III.3 trang 48 SBT Vật Lí 12

Giải bài III.1, III.2, III.3 trang 48 sách bài tập vật lí 12. Khi đặt một hiệu điện thế không đổi 12V vào hai đầu một cuộn dây có điện trở thuần R và độ tự cảm L

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

III.1

Khi đặt một hiệu điện thế không đổi \(12V\) vào hai đầu một cuộn dây có điện trở thuần \(R\) và độ tự cảm \(L\) thì dòng điện qua cuộn dây là dòng điện một chiều có cường độ \(0,15A.\) Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây này một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng \(100V\) thì cường độ hiệu dụng qua nó là \(1A.\) Cảm kháng của cuộn dây bằng

A. \(60\Omega .\)                            B. \(40\Omega .\)

C. \(50\Omega .\)                            D. \(30\Omega .\)

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết chỉ có điện trở cản trở dòng điện không đổi

Sử dụng định luật Ôm cho đoạn mạch \(RL\) mắc nối tiếp: \(I = \dfrac{U}{Z}\)

Sử dụng công thức tính  tổng trở: \(Z = \sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} \)

Lời giải chi tiết:

+ Chỉ có điện trở cản trở dòng điện không đổi \(R = \dfrac{{{U_{1c}}}}{{{I_{1c}}}} = \dfrac{{12}}{{0,15}} = 80\Omega \)

+ Mạch xoay chiều ta có: \(I = \dfrac{U}{Z} \Rightarrow Z = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{100}}{1} = 100\Omega \)

Tổng trở của mạch điện:\(Z = \sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} \)

\( \Rightarrow {Z_L} = \sqrt {{Z^2} - {R^2}} \\ = \sqrt {{{100}^2} - {{80}^2}}  = 60\Omega \)

Chọn A

III.2

Một đoạn mạch điện \(RLC\) nối tiếp có \({U_R} = {U_C} = 0,5{U_L}.\) So với cường độ dòng điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch này

A. Trễ pha \(\dfrac{\pi }{2}.\)                 B. Sớm pha \(\dfrac{\pi }{4}.\)

C. Lệch pha \(\dfrac{\pi }{2}.\)               D. Sớm pha \(\dfrac{\pi }{3}.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện: \(\varphi  = {\varphi _u} - {\varphi _i}\); \(\tan \varphi  = \dfrac{{{U_L} - {U_C}}}{{{U_R}}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có \({U_R} = {U_C} = 0,5{U_L}.\)

\({U_L} = 2{U_R}\)

Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện là \(\varphi \)

Xét

 \(\begin{array}{l}\tan \varphi  = \dfrac{{{U_L} - {U_C}}}{{{U_R}}} = \dfrac{{2{U_R} - {U_R}}}{{{U_R}}} = 1\\ \Rightarrow \varphi  = \dfrac{\pi }{4} = {\varphi _u} - {\varphi _i} > 0 \Rightarrow {\varphi _u} > {\varphi _i}\end{array}\)

So với cường độ dòng điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch này sớm pha\(\dfrac{\pi }{4}.\)

Chọn B

III.3

Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos100\pi t(V)\) vào hai đầu đoạn mạch \(AB\) mắc nối tiếp gồm điện trở thuần \(100\Omega ,\) tụ điện có điện dung \(\dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }(F)\) và cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được. Để điện áp hai đầu điện trở trễ pha \(\dfrac{\pi }{4}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch \(AB\) thì độ tự cảm của cuộn cảm bằng

A. \(\dfrac{1}{{5\pi }}(H).\)                        B. \(\dfrac{1}{{2\pi }}(H).\)

C. \(\dfrac{{{{10}^{ - 2}}}}{{2\pi }}(H).\)                    D. \(\dfrac{2}{\pi }(H).\)

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện: \(\varphi  = {\varphi _u} - {\varphi _i}\); \(\tan \varphi  = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Dung kháng \({Z_C} = \dfrac{1}{{C\omega }} = \dfrac{1}{{\dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }.100\pi }} = 100(\Omega )\)

Điện áp giữa hai đầu điện trở cùng pha với dòng điện, điện áp hai đầu điện trở trễ pha \(\dfrac{\pi }{4}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch \(AB\)nên dòng điện cũng trễ pha \(\dfrac{\pi }{4}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch \(AB\)

\( \Rightarrow \varphi  = \dfrac{\pi }{4}rad\)

\(\begin{array}{l}\tan \varphi  = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\\ \Leftrightarrow \tan (\dfrac{\pi }{4}) = \dfrac{{{Z_L} - 100}}{{100}} \\\Rightarrow {Z_L} = 200\Omega \end{array}\)

Ta có cảm kháng \({Z_L} = L\omega  \Rightarrow L = \dfrac{{{Z_L}}}{\omega } = \dfrac{{200}}{{100\pi }} = \dfrac{2}{\pi }(H)\)

Chọn D

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài III.4, III.5 trang 49 SBT Vật Lí 12

    Giải bài III.4, III.5 trang 49 sách bài tập vật lí 12. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong mạch là

  • Bài III.6, III.7 trang 49 SBT Vật Lí 12

    Giải bài III.6, III.7 trang 49 sách bài tập vật lí 12. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu một điện trở

  • Bài III.8, III.9 trang 50 SBT Vật Lí 12

    Giải bài III.8, III.9 trang 50 sách bài tập vật lí 12. Hệ thức liên hệ giữa f1 và f2 là

  • Bài III.10, III.11 trang 50 SBT Vật Lí 12

    Giải bài III.10, III.11 trang 50 sách bài tập vật lí 12. Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát.

  • Bài III.12, III.13 trang 51 Vật Lí 12

    Giải bài III.12, III.13 trang 51 sách bài tập vật lí 12. . Một máy biến áp có điện trở các cuộn dây không đáng kể. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp và giữa hai đầu cuộn sơ cấp lần lượt là 55V và 220V.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close