Giải Bài 9.26 trang 60 sách bài tập toán 7 - Kết nối tri thức với cuộc sốngCho C là trung điểm của đoạn thẳng AB. Gọi Ax, By là hai đường thẳng vuông góc với AB tại A và tại B. Một đường thẳng qua C cắt Ax tại M, cắt By tại P. Điểm N nằm trên tia đối của tia BP sao cho góc MCN là góc vuông. Gọi H là hình chiếu của C trên MN. Chứng minh: a)AM + BN = MN; b) CM là đường trung trực của AH, CN là đường trung trực của BH; c) Góc AHB là góc vuông. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Đề bài Cho C là trung điểm của đoạn thẳng AB. Gọi Ax, By là hai đường thẳng vuông góc với AB tại A và tại B. Một đường thẳng qua C cắt Ax tại M, cắt By tại P. Điểm N nằm trên tia đối của tia BP sao cho góc MCN là góc vuông. Gọi H là hình chiếu của C trên MN. Chứng minh: a)AM + BN = MN; b) CM là đường trung trực của AH, CN là đường trung trực của BH; c) Góc AHB là góc vuông. Phương pháp giải - Xem chi tiết a) -Chứng minh AM = MH: \(\Delta AMC = \Delta HMC\) -Chứng minh:NB = NH:\(\Delta CHN = \Delta CBN\left( {ch - gn} \right)\) b)Áp dụng kết quả ý a c)Trong tam giác đường trung tuyến ứng với 1 cạnh và bằng nửa cạnh đó thì tam giác đó là tam giác vuông Lời giải chi tiết a) -Chứng minh AM = MH Xét \(\Delta AMC\) và \(\Delta BPC\) có: AC = CB (gt) \(\widehat {MAC} = \widehat {PBC} = {90^0}\) \(\widehat {ACM} = \widehat {BCP}\)(đối đỉnh) \( \Rightarrow \)\(\Delta AMC\) = \(\Delta BPC\)(g – c – g) \( \Rightarrow \) MC = CP (cạnh tương ứng) Mà \(NC \bot MP\) \( \Rightarrow \)NC là đường trung trực của MP \( \Rightarrow \)Tam giác NMP cân tại N \( \Rightarrow \)\(\widehat {{P_1}} = \widehat {{M_2}}\) Mà \(\widehat {{P_1}} = \widehat {{M_1}}\)(so le trong: Mx // By) \( \Rightarrow \widehat {{M_1}} = \widehat {{M_2}}\) Xét \(\Delta AMC\) và \(\Delta HMC\) có: \(\begin{array}{l}\widehat {MAC} = \widehat {MHC} = {90^0}\\MC:chung\\\widehat {{M_1}} = \widehat {{M_2}}\left( {cmt} \right)\\ \Rightarrow \Delta AMC = \Delta HMC\left( {ch - gn} \right)\\ \Rightarrow AM = MH\left( {ctu} \right)\end{array}\) -Chứng minh:NB = NH Tam giác MNP cân tại N có NC là đường trung trực đồng thời là đường phân giác xuất phát từ N. Xét \(\Delta HNC\) và \(\Delta BNC\) có: CN: chung \(\begin{array}{l}\widehat {{N_1}} = \widehat {{N_2}}\left( {cmt} \right)\\\widehat {CHN} = \widehat {CBN} = {90^0}\\ \Rightarrow \Delta CHN = \Delta CBN\left( {ch - gn} \right)\end{array}\) \( \Rightarrow AM + BN = MH + HN = MN\) b) Tam giác MAH cân tại M với MC là đường phân giác xuất phát từ đỉnh cân M \( \Rightarrow \)MC là đồng thời là đường trung trực của AH Tam giác NBH cân tại N với NC là đường phân giác xuất phát từ đỉnh cân N \( \Rightarrow \)NC đồng thời là đường trung trực của BH. c) Xét tam giác HAB có CA = CB \( \Rightarrow \)HC là đường trung tuyến \(\Delta AMC = \Delta HMC\)(cmt) \( \Rightarrow AC = HC\)(cạnh tương ứng) \( \Rightarrow HC = CA = CB\) Đường trung tuyến ứng với cạnh AB và bằng nửa cạnh AB. Vậy tam giác HAB vuông tại H.
|