Bài 9. Sơ lược về các chất gây ô nhiễm môi trường - Chuyên đề học tập Lí 10 Kết nối tri thức

Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây mưa acid và các tác động tiêu cực đến môi trường.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 68 CH

Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây mưa acid và các tác động tiêu cực đến môi trường

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết trong sách chuyên đề

Lời giải chi tiết:

- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mưa acid như:

+ Quá trình sản xuất công nghiệp của các nhà máy, xí nghiệp

+ Sự phun trào của núi lửa hay các đám cháy,...

- Các tác động tiêu cực đến môi trường:

+ Mưa acid rơi trên mặt đất sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng trên mặt đất và mang các kim loại độc xuống ao hồ. 

+ Khi có mưa acid, các chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị rửa trôi, các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc hại cho cây

+ Ảnh hưởng đến bầu khí quyển, làm hạn chế tầm nhìn do các sương mù acid làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng Mặt Trời

+ Các hạt acid khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng

+ Ảnh hưởng đến các vật liệu, làm hư sợi vải, sách và các đồ cổ quý giá

+ Các tác hại trực tiếp của việc ô nhiễm do các chất khí acid lên người bao gồm các bệnh về đường hô hấp như: ho gà, hen suyễn và các triệu chứng khác như nhức đầu, đau mắt, đau họng,...

Câu hỏi tr 69 CH

Hãy tìm hiểu những tác động của việc sử dụng năng lượng hạt nhân đến môi trường, nêu quan điểm ủng hộ hay phản đối về việc sử dụng năng lượng hạt nhân

Lời giải chi tiết:

- Tác động của việc sử dụng năng lượng hạt nhân đến môi trường:

+ Ô nhiễm môi trường nước: Các chất phóng xạ có thể xuất phát từ lòng đất, đi qua các tầng khoáng chất mà ngấm vào vào nước hoặc từ các nhà máy hạt nhân và các vụ thử vũ khí hạt nhân xâm nhập vào và làm ô nhiễm môi trường nước. Điều này khiến cho các sinh vật sống tại khu vực ô nhiễm bị những dị tật vì sự hủy hoại tế bào.

+ Ô nhiễm môi trường đất: Các chất phóng xạ khi ngấm vào đất sẽ được hấp thụ bởi cây trồng. Các sản phẩm nông nghiệp bị nhiễm xạ này đi vào cơ thể động vật, con người sẽ có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.

+ Ô nhiễm môi trường không khí: Xuất phát chủ yếu từ các vụ nổ hạt nhân hoặc sự cố nhà máy điện hạt nhân. Khi xảy ra sự cố hạt nhân, một lượng lớn chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài môi trường với nhiều loại như hai chất đặc biệt gây nguy hiểm đối với sức khỏe của con người là iodine – 131 và cesium – 137. Iod phóng xạ khi thoát ra làm nhiễm bầu không khí, sau khi trở thành bụi lắng sẽ bị con người hít phải, dẫn đên ung thư tuyến giáp

=> Quan điểm cá nhân: phản đối việc sử dụng năng lượng hạt nhân, vì sử dụng năng lượng hạt nhân về lâu về dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trong đến con người, thảm họa của môi trường. Chúng ta có thể sử dụng các loại năng lượng sạch khác năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng thủy triều,... để thay thế năng lượng hạt nhân.

Câu hỏi tr 70 CH 1

Hãy tìm hiểu các tác động sinh học bởi sự tăng cường tia cực tím do suy giảm tầng ozone. Cần có những hành động thiết thực nào để hạn chế sự giảm sút của tầng ozone?

Lời giải chi tiết:

- Tác động sinh học bởi sự tăng cường tia cực tím do suy giảm tầng ozone là:

+ Sự xâm nhập tia cực tím vào trong Trái Đất làm gia tăng nhanh nhiệt độ của Trái Đất

+ Sự tăng tia UV – B có thể làm giảm khả năng chịu đựng của cây trồng, giảm năng suất, chất lượng giảm sút

+ Bức xạ tử ngoại tăng sẽ làm giảm nhanh tuổi thọ của các vật liệu, làm chúng mất đi độ bền chắc

+ Sự phá hủy tầng ozone còn gây ra sự biến đổi về mặt khí hậu bởi lẽ tình trạng gia tăng tia tử ngoại cũng góp phần vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính

+ Tia tử ngoại UV-B tăng lên có thể làm giảm khối lượng các sinh vật phù du- nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật biển. Sự tăng lên của tia UV-B cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng sự sinh trưởng của các loài cá, tôm, cua và nhiều sinh vật khác, chủ yếu là giảm khả năng sinh sản của chúng. Bức xạ UV-B tăng cũng làm thay đổi thành phần các loài

+ Làm giảm chất lượng không khí

- Những hành động thiết thực để hạn chế sự giảm sút của tầng ozone:

+ Trồng cây gây rừng

+ Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân

+ Hạn chế sử dụng các bao bì bằng xốp nhựa, ni lông

+ Hạn chế sử dụng các loại sản phẩm có CFC

Câu hỏi tr 70 CH 2

Hãy tìm hiểu sự biến đổi khí hậu hiện nay và tác động tiêu cực đến Việt Nam. Cần có những hành động thiết thực nào để hạn chế sự biến đổi khí hậu?

Lời giải chi tiết:

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn cầu

- Tác động tiêu cực đến Việt Nam: Sự nóng lên toàn cầu làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng tan ra, làm mực nước biển dâng lên, tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan.

- Hành động thiết thực để hạn chế biến đổi khí hậu:

+ Hạn chế các hoạt động tạo ra các chất thải nhà kính do hoạt động công nghiệp

+ Trồng cây gây rừng

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close