Bài 7. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm trang 30 SBT Giáo dục công dân 6 - Chân trời sáng tạo

Điển từ vào chỗ trống. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi. Tranh luận. Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp. Xử lí tình huống. Xây dựng cẩm nang ứng phó đối với các tình huống nguy hiểm sau. Thiết kế hướng dẫn cách phòng tránh hỏa hoạn.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

 Điển từ vào chỗ trống

Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những ................. về ................. cho con người và xã hội. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật ................. suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm ................. và các cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần ................. kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại ................. thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu nếu có thể để bảo vệ mình.

Phương pháp giải:

Học sinh điền từ thích hợp vào chỗ trống để có nội dung khái niệm các tình huống nguy hiểm.

 

Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về tính mạng, sức khỏe cho con người và xã hội. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu nếu có thể để bảo vệ mình.

Lời giải chi tiết:

Các từ còn thiếu trong chỗ trống là:

Tổn hại/ tính mạng, sức khỏe/ bình tĩnh/ sự hỗ trợ/trốn chạy/ dấu vết.

Câu 2

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Linh cùng các bạn trong lớp tổ chức chuyến cắm trại ở biển. Trong lúc tắm biển, chẳng may Linh bị chuột rút và bị chìm dần xuống nước. Các bạn trong lớp phát hiện và kịp thời kêu cứu. May sau lúc đó, lực lượng cứu hộ đã giải cứu Linh thoát nạn đuối nước.

Câu hỏi:

- Hãy gọi tên và giải thích tình huống nguy hiểm mà Linh đã gặp phải.

- Em hãy đánh số thứ tự những việc cần làm để thoát khỏi dòng chảy xa bờ:

+ Bơi theo hướng song song với bờ (3)

+ Giữ bình tĩnh (2)

+ Nhận diện tình huống nguy hiểm của bản thân (1)

+ Nếu gặp dòng chảy xiết nên thư giãn, thử nổi trên mặt nước hoặc chỉ đứng nước để giữ sức (4)

+ Khi dòng chảy xa bờ suy yếu, bắt đầu bởi chéo góc hoặc thoát khỏi nó để vào bờ (5)

Phương pháp giải:

Học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi

- Đặt tên cho tình huống trên là: bị đuối nước

+ Tình huống Linh gặp phải là Linh bị chuột rút khi đang tắm biển và bị đuối nước

- Học sinh đưa ra cách xử lí tình huống bằng cách đánh các số theo đúng thứ tự.

Lời giải chi tiết:

- Gọi tên tình huống là: Bị đuối nước.

Tình huống Linh gặp phải là: Linh đang tắm biển, bỗng bị chuột rút và Linh chìm dần xuống nước.

Đánh số:

+ Nhận diện tình huống nguy hiểm của bản thân (1)

+ Giữ bình tĩnh (2)

+ Bơi theo hướng song song với bờ (3)

+ Nếu gặp dòng chảy xiết nên thư giãn, thử nổi trên mặt nước hoặc chỉ đứng nước để giữ sức (4)

+ Khi dòng chảy xa bờ suy yếu, bắt đầu bởi chéo góc hoặc thoát khỏi nó để vào bờ (5)

Câu 3

Tranh luận

Em hãy cho biết suy nghĩ của em về 2 danh ngôn sau:

- Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút. - Khuyết danh.

- Khi trời đẹp, hãy chuẩn bị cho lúc thời tiết xấu. - Thomas Fuller.

Phương pháp giải:

Học sinh thảo luận nhóm

=> Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút: Cần phải chú ý thận trọng bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ khi nào.

=> Khi trời đẹp, hãy chuẩn bị cho lúc thời tiết xấu: Biết quan sát thời tiết để chuẩn bị các phương án phòng tránh thiên tai, bão lũ hoặc các tình huống nguy hiểm khác từ thiên nhiên. Còn có ý nghĩa con người phải biết nhìn xa trông rộng, tính trước việc tương lai.

Lời giải chi tiết:

- Theo em dù có thế nào cũng phải cố gắng sống sót trong hoàn cảnh nguy hiểm, phải tự cứu lấy mạng sống của mình. Cần phải chú ý thận trọng bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ khi nào.

- Theo em, Biết quan sát thời tiết để chuẩn bị các phương án phòng tránh thiên tai, bão lũ hoặc các tình huống nguy hiểm khác từ thiên nhiên. Còn có ý nghĩa con người phải biết nhìn xa trông rộng, tính trước việc tương lai.

Câu 4

Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp

Phương pháp giải:

Học sinh đọc các thông tin ở cột A ghép nối với các phương án hỗ trợ ở cột B sap cho phù hợp nếu xảy ra các tình huống nguy hiểm.

Lời giải chi tiết:

Câu 5

Xử lí tình huống

Trên đường đi học về, em phát hiện một bạn đang bị đuối nước dưới dòng sông. Em sẽ làm gì?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc tình huống và nêu ra cách xử lí phù hợp nếu em gặp tình huống tương tự.

Lời giải chi tiết:

Em sẽ kêu cứu thật to để mọi người gần đấy tới giúp đỡ vì em không biết bơi

Câu 6

Xây dựng cẩm nang ứng phó đối với các tình huống nguy hiểm sau

- Bị bong gân

- Bị axit, hóa chất rơi vào mắt

- Bị rắn cắn

Phương pháp giải:

Học sinh lựa chọn phương pháp phù hợp để xử lí các tình huống nguy hiểm trên:

- Bị bong gân: Thường ngày, bong gân là hiện tượng dễ xảy ra do chạy nhảy, chơi đùa, bước hụt, chơi thể thao... Khi bị bong gân, nếu biết cách xử lý kịp thời thì vùng bị sưng đau sẽ mau hồi phục, ngược lại nếu xử lý không đúng, mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

- Bị axit, hóa chất rơi vào mắt: Các loại hóa chất khi bắn vào mắt có thể gây ra tình trạng bỏng hóa chất kết giác mạc hoặc thậm chí là mù lòa nếu không được xử trí kịp thời. Những loại hóa chất khi tiếp xúc dễ bị bắn vào mắt như dầu gội đầu, sơn móng tay, các loại nước lau sàn, thuốc nhuộm tóc, nước tẩy rửa...Tùy theo mức độ đậm đặc của dung dịch mà tình trạng tổn thương mắt sẽ ở các cấp độ khác nhau.

- Bị rắn cắn: rửa sạch vết thương, băng quấn kín vết thương. Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.

Lời giải chi tiết:

Cách xử lý khi bị bong gân: Ngừng hoạt động ở vùng bị tổn thương. Nếu mắt cá chân hoặc đầu gối bị đau, bạn có thể được khuyên sử dụng nạng hoặc gậy. Chườm đá lên vùng bị bong gân khoảng 20 phút/ 1 lần và 4 - 8 lần/ 1 ngày. Băng bó (nẹp) vết thương bằng cách sử dụng băng, bó bột, giày ống hoặc thanh nẹp đặc biệt

Khi bị hóa chất rơi vào mắt: Rửa mắt bằng nước sạch. Dùng vòi nước sạch và ấm để rửa trong ít nhất trong 20 phút, và dùng bất cứ biện pháp nào nhanh nhất có được. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Tìm kiếm hỗ trợ y tế khẩn cấp.

- Khi bị rắn cắn: rửa sạch vết thương, băng quấn kín vết thương. Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.

Câu 7

Thiết kế hướng dẫn cách phòng tránh hỏa hoạn.

Gợi ý: Em có thể xem và lựa chọn các thông tin gợi ý sau:

1. Tắt bếp

2. Ngắt cầu dao điện

3. Rút các phích cắm ổ điện

4. Tắt nến và thuốc lá

5. Kéo màn chống cháy

6. Kiểm tra lối thoát hiểm.

Phương pháp giải:

Học sinh tạo bảng thông báo hoặc poster hướng dẫn cách phòng tránh hỏa hạn.

Lời giải chi tiết:

Cách phòng tránh hỏa hoạn:

- Lắp chuông báo khói và kiểm tra thường xuyên. ...

- Lưu ý khi nấu ăn. ...

- Dự trù đường đi nếu có hỏa hoạn và kiểm tra nguy cơ cháy nổ trong nhà trước khi đi ngủ ...

- Đừng nhét quá nhiều thứ vào một ổ điện. ...

- Thuốc lá tắt đúng cách, đúng chỗ ...

- Cẩn thận khi dùng nến.

 hoctot.nam.name.vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close