Bài 7. Thực hành: Kiểm tra ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH 1

Chuẩn bị

Lời giải chi tiết:

- Máy tính, máy chiếu, bài thuyết trình và một số dụng cụ hỗ trợ.

- Máy ảnh, máy ghi âm, bút, mũ, khẩu trang,....

- Tranh, ảnh có liên quan đến bài học.

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5- 6 học sinh.

- Nội dung kế hoạch thực hiện sưu tầm hoặc điều tra.

- Phiếu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm.

CH 2

Mục tiêu dự án

Lời giải chi tiết:

- Tìm hiểu được các biện pháp kiểm soát sinh học đang được ứng dụng tại địa phương.

- Sưu tầm được các thông tin liên quan đến ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương từ trước đến nay.

CH 3

Lựa chọn chủ đề dự án

Lời giải chi tiết:

- Lựa chọn nội dung dự án về một biện pháp kiểm soát sinh học đang được ứng dụng tại địa phương,.... Một số chủ đề gợi ý: kiểm soát sinh học bằng các loài thiên địch, bằng các loài sinh vật kí sinh, bằng phương pháp gây đột biến, bằng thuốc trừ sâu sinh học,...

- Sưu tầm thông tin liên quan đến ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương từ trước đến nay (tính khả thi, phạm vi áp dụng, hiệu quả kinh tế, mức độ ảnh hưởng đến con người và môi trường,...), có thể thu thập thông qua:

+ Mạng internet, sách, báo, các phương tiện truyền thông.

+ Phỏng vấn các đối tượng có liên quan đến việc ứng dụng kiểm soát sinh học (người dân,

cán bộ khuyến nông, chuyên gia, cán bộ quản lí,...) thông qua mẫu phiếu điều tra gợi ý bên dưới.

+ Tham quan thực tế tại các cơ sở, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao,... có nghiên cứu về các đối tượng, sản phẩm sử dụng cho kiểm soát sinh học; các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi,. có áp dụng biện pháp kiểm soát sinh học.

- Trong mỗi đề tài, cần trình bày dựa trên các mục được gợi ýsau đầy:

+ Thực trạng, íl do cần phải áp dụng biện pháp kiểm soát sinh học tại địa phương.

+ Cơ sở khoa học của ứng dụng biện pháp kiểm soát sinh học.

+ Trình bày một số đối tượng (loài thiên địch, vật kí sinh, gây đột biến, sản phẩm thuốc trừ sâu) được ứng dụng trong kiểm soát sinh học tại địa phương, đặc điểm, tác dụng và những lưu ý khi sử dụng các đối tượng đó.

+ Phân tích những ưu điểm, hạn chế; tính khả thi của biện pháp đang được sử dụng so với các biện pháp truyền thống; những giá trị thực tiễn của việc ứng dụng biện pháp kiểm soát sinh học đó đổi với con người và môi trường.

+ Kết luận, kiến nghị (dựa trên quan điểm cá nhân) về các kết quả đạt được của việc ứng dụng các biện pháp kiểm soát sinh học trong thực tiễn.

CH 4

Lập kế hoạch thực hiện dự án

Lời giải chi tiết:

- Mỗi nhóm tiến hành lập kế hoạch thực hiện dự án dựa trên kế hoạch của giáo viên và nộp cho giáo viên duyệt trước khi tiến hành.

- Mẫu kế hoạch thực hiện dự án của học sinh:

- Sau mỗi tuần, các nhóm báo cáo lại cho giáo viên những nội dung đã và chưa thực hiện được. Những nội dung chưa thực hiện được thì nêu rõ íl do và đề xuất phương án giải quyết.

CH 5

Báo cáo sản phẩm

Lời giải chi tiết:

Mỗi nhóm thực hiện hai sản phẩm dự án theo nội dung sau:

- Bài báo cáo tìm hiểu về các biện pháp kiểm soát sinh học đang được ứng dụng tại địa phương. Đối với kết quả điều tra, thông tin cần được xử íl bằng phương pháp thống kê, phân tích số liệu và trình bày dưới dạng bảng biểu, biểu đồ; rút ra nhận xét về kết quả thu được.

- Nội dung sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh, video,... về các thông tin liên quan đến ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương từ trước đến nay. Thông tin sưu tầm được có thể trình bày dưới dạng tập san, website,... Lưu ý: Cần tổng hợp, sắp xếp thông tin theo từng chủ đề hoặc nhóm

biện pháp đảm bảo thuận lợi cho việc tra cứu.

- Các nhóm báo cáo sản phẩm dự án theo kế hoạch của giáo viên và trong thời gian quy định.

- Sau khi mỗi nhóm báo cáo, cả lớp tiến hành tổ chức thảo luận về những vấn đề có liên quan đến

nội dung dự án được đặt ra từ giáo viên hoặc từ các thành viên khác.

- Các nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp các sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên.

CH 6

Thu hoạch sau dự án

Lời giải chi tiết:

- Học sinh làm một bài thu hoạch sau dự án để ghi nhận sự phát triển về phẩm chất và năng lực. - Một số câu hỏi gợi ý cho bài thu hoạch:

+ Cảm nghĩ của em khi được tham quan, học tập thực tế tại địa phương?

+ Theo em, việc thực hiện dự án về ứng dụng của kiểm soát sinh học đã mang lại lợi ích gì

đối với con người và xã hội?

+ Em có mong muốn hoặc đề xuất những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả cho việc ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương (hoặc tại Việt Nam)?

+ Theo em, triển vọng ứng dụng của kiểm soát sinh học trong tương lai sẽ như thế nào?

+ Tự đánh giá: Những điều em đã làm được và chưa làm được sau dự án? Em cần thay đổi hoặc trang bị thêm những kĩ năng gì khi tham gia những dự án tiếp theo?

CH 7

Đánh giá dự án

Lời giải chi tiết:

Sản phẩm dự án được đánh giá dựa trên một số tiêu chí: đảm bảo thời hạn hoàn thành (theo kế hoạch), chất lượng sản phẩm (về nội dung, hình thức, tính thực tiễn).

  • Ôn tập chuyên đề 2 - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

    Vào tháng 6, 7 năm 2020, nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta (Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn,...) đã gánh chịu những hậu quả nặng nề do sự xâm nhập của loài châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu). Hãy tìm hiểu và cho biết: Sự xâm nhập của loài châu chấu tre lưng vàng đã gây ra hậu quả gì cho nước ta?

  • Bài 6. Cơ sở khoa học và các biện pháp kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

    Bọ dừa (Brontispa longissima) sống về ăn biểu bì lá dừa khiến lá đọt sẽ có màu màu đen, dây dừa sẽ bị còi cọc, cho năng suất rất thấp, nếu nặng thì cây có thể bị chết. Để diệt bọ dừa, phương pháp dùng loài ong ký sinh (Asecodes hispinarum) chuyên sống kí sinh trên bọ dừa đã mang lại kết quả rõ rệt. Căn cứ vào cơ sở nào mà con người có thể sử dụng các biện pháp trên để kiểm soát dịch hại?

  • Bài 5. Khái quát về kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

    Ngày nay, thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng phổ biến giúp người nông dân kiểm soát sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Tuy nhiên, chính việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật cũng để lại những hậu quả nặng nề đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái. Vậy có cách nào kiểm soát sâu hại, bảo vệ mùa màng mà vẫn an toàn cho sức khỏe con người và hệ sinh thái không?

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close